ác và lấy làm vinh dự vì được tham gia các hành vi bạo hành ấy. H’mông tộc cũng như Việt
tộc, và nhiều tộc người bạn bè khác (chủ yếu ở miền Bắc) trong cộng đồng đa tộc người
Việt Nam, trong cuộc đối đầu lịch sử với Hán tộc đã thất bại, bị dồn ép, cưỡng bức phải
chạy về phuơng Nam. Đối với Hán tộc, người H’mông cũng như người Việt, vừa có ý thức
phản kháng quyết liệt đồng thời cố vươn lên được như chính đế quốc hùng mạnh Trung
Hoa. Nhận định này, không phải là kết luận, người viết xin nói trước về những diễn giải
không khỏi mang tính đoán định như trên, kiểu một giả thuyết để suy nghĩ. Bởi từ tâm lí cá
nhân đến tâm lí tộc loại vừa có cái chung nhưng cũng có những sinh lộ riêng, những nhận
định vì thế cần có chừng mực. Hơn thế, khi viết những dòng trên, tôi hiểu rằng, có thể mình
đã vi phạm vào cấm kỵ của lòng tự tôn dân tộc, cũng là một chứng tâm lí tập thể - “phức
cảm tự tôn” trong ý chí dân tộc, một kiểu chủ nghĩa dân tộc đang trào dâng mạnh mẽ trong
căn não Việt Nam hiện [đương] đại, nên không dễ để tiếp nhận. Nhưng vượt lên trên tất cả,
cần diễn giải những quan niệm, nhận định như trên có một ý nghĩa khác, quan trọng hơn cả
lòng tự tôn dân tộc, đó là, các cộng đồng tộc người trong đất nước Việt Nam phải ý thức, và
đã ý thức được rằng: những dồn ép lịch sử đầy máu trong số phận các tộc người bị xô đẩy
từ phương Bắc xuống, hình thành nên miền bắc Việt Nam, đã chỉ ra mảnh đất phương Nam
này chính là chốn dung thân. Và do đó, sự cố kết tộc người trong một nước Việt Nam thống
nhất chính là tổng cộng sức lực để chống mô hình bá quyền xâm lược bằng sức mạnh đã trở
thành bản chất Trung Hoa “chinh phục và thôn tính” (Coedès 2011: 80)
Như thế, diễn giải này lôi kéo diễn giải khác, từ ý hướng ban đầu mở ra về chủ đề mồ
côi trong văn chương dân gian H’mông, đã lôi kéo đến vấn đề di dân tộc người, và đồng
thời là “ám ảnh Hán” trong tâm thức H’mông. Bạn đọc tinh ý có thể nhận thấy, “mối quan
hệ tay ba” trong tâm hồn và hành động H’mông: văn chương mồ côi - di dân/lưu vong thâm
niên - ám ảnh Hán là ba mặt phức hợp của một vấn đề. Từ cái này dẫn đến cái kia, nối móc
vào nhau, qui định tồn tại của nhau làm thành các mặt của tâm lí tộc người H’mông. Vậy,
từ cơ sở của tâm thức lưu vong H’mông, ám ảnh Hán, chúng ta quay trở lại để thông hiểu
chủ đề ban đầu Tiếng hát mồ côi - những câu hát mà nội dung nhằm khắc họa nên thân
phận người mồ côi đầy khổ cực. Sống trong một xã hội mà hạt nhân nền tảng là gia đình và
huyết tộc, việc không có người thân thích tự nó đã tước đi sức mạnh nối dài để vươn những
cánh tay vào quyền lợi xã hội. Những mồ côi, vì thế, rơi vào thảm cảnh, phải làm quần quật
để kiếm cái ăn, cái mặc mà vẫn đói khổ, rách rưới hơn người:
“Như mồ côi này, lớn lên đi ra ngoài
Ăn thì ăn cơm lẫn trấu, mặc thì mặc áo tã”
(Doãn Thanh 1984)
Rồi: