người khác thì những người H’mông có xu hướng co cụm lại với nhau, cố kết thành một
khối và có xu hướng chỉ khép kín giao lưu với nhau
. Đó là hình thức cư trú kiểu " đốm
da báo" rất nổi tiếng của người H’mông. 2/ Làng H’mông được cấu trúc bởi hàng loạt các
ngôi nhà kiểu "pháo đài". Ngôi nhà H’mông, kiến trúc luôn khá đơn giản, đồ đạc bên trong
thì có phần tuềnh toàng, thấp, tối và thuờng không được sạch cho lắm. Thế nên, mới có nhà
dân tộc học đã phải than vãn về sự cẩu thả của ngôi nhà H’mông, khác hoàn toàn với những
bộ váy áo H’mông đẹp đẽ, cầu kỳ và rực rỡ. Nhưng bù lại, kỹ thuật tường trình mang đến
cho ngôi nhà H’mông một sự chắc chắn đáng nể, đạn bắn không thủng, trâu húc không đổ.
Thêm nữa, vòng ngoài lại được bao quanh bởi một hàng rào bằng đá kè, với kỹ thuật xếp đá
khá chắc chắn và công phu như thường thấy của người H’mông cao nguyên đá. Nhà người
H’mông, vì thế, chỉ ngay cách xếp đá bao bọc xung quanh đã đủ cho thấy sự tự trị với thế
giới bên ngoài. Làng H’mông ấy là một liên hoàn những điểm cố thủ nhỏ (là mỗi ngôi nhà
H’mông). Lối kiến trúc quân sự tộc người đầy tính phòng thủ, thể hiện một tâm thế văn hóa
chiến đấu, sẵn sàng kháng cự với cái bên ngoài
. Vấn đề lí thú này, hé mở vào biện
chứng khép/mở của cấu trúc làng/xóm/bản (jaol) H’mông: luôn khép kín với bên ngoài (tộc
người khác) và luôn mở, dễ dàng đón nhận thành viên mới với cái bên trong - nội tộc người
(nếu là "pêz Hmôngz"-"người H’mông ta"). Phản ứng cư trú đặc thù ấy của người H’mông
ẩn giấu đằng sau nó là cơ chế "tự vệ văn hóa" nhằm duy trì, bảo tồn nền văn hóa tộc người.
Người H’mông do liên tiếp phải thiên di, mà mỗi lần thiên di là đi kèm với nguy cơ ly tán
văn hóa do phải liên tục du nhập, va đập với các yếu tố văn hóa khác trên vạn quãng đường
dài. Để tránh vấn nạn cơ cấu văn hóa tộc người bị phá vỡ, xé nhỏ vì cái ngoại lai xâm
phạm. Nên, hoạt động như một kiểu/cơ chế "tự vệ văn hóa", người H’mông chọn xu hướng
khép kín hóa trở lại khi lập làng. Người H’mông, qua hàng ngàn năm du cư mà vẫn giữ
vững bản sắc văn hóa tộc người, điều ấy hẳn phải có sự góp sức đắc lực của hình thức cư
trú khép/mở độc đáo này của tộc người.
Phải tiến hành phục dựng lại một cách tương đối cấu trúc xã hội nam quyền H’mông,
lấy đấy làm căn nền mà hiểu rõ hơn vị trí người phụ nữ trong xã hội H’mông. Từ đó, mới
mong rọi hắt ngược trở lại một sự hiểu mới, đầy hơn, sâu hơn về câu chuyện người phụ nữ
trong dân ca. Điều đầu tiên chúng ta đề cập đến, như đã nói, nền kinh tế người H’mông
không có mấy phát triển theo dòng thời gian. Kinh tế của họ vẫn là kinh tế hộ gia đình, sản
xuất nhỏ khép kín kiểu tự cung tự cấp, theo nguyên tắc an toàn là trên hết của các xã hội
tiểu nông truyền thống (Scott 1976). Khi cần trao đổi thì họ xuống chợ phiên. Gần đây,
người H’mông bắt đầu buôn bán nhỏ và tham gia tích cực hơn vào mắt xích kinh tế, du
lịch, dịch vụ vùng cao (Dương Bích Hạnh 2008). Nhưng dù cho của cải là công sức làm
lụng tối ngày vất vả của cả gia đình, chỉ có một kẻ được toàn quyền sở hữu là người
chồng/chủ gia đình (tul tsưr tsêr). Địa vị người phụ nữ thật bi đát, như "như bát nước đổ ra
cửa" không đáng tính. Nếu người Việt chịu ảnh hưởng Hán mà quan niệm "nhất nam viết