hữu, thập nữ viết vô", thì người H’mông cũng có câu nói: "Hổ chết còn da, bò chết còn
sùng, bố chết còn con trai"(Vương Duy Quang 2005). Cấu trúc văn hóa H’mông, trẻ trai
sinh ra nhau chôn ở cột chính, trẻ gái sinh ra, nhau chôn nơi gầm giường. Khi một người
H’mông qua đời, thầy cúng hát bài Khúa kê nhắc nhở linh hồn về nơi chôn nhau như một ý
thức triệt để về phận vị xã hội. Như thế, vị thế xã hội nam, nữ H’mông đã được đặt cố định
ngay từ khi sinh ra và đến chết đi vẫn được khẳng định trở lại
. Chúng ta có thể hình
dung quyền lợi trong xã hội H’mông được đặt định theo thứ tự giảm dần như sau:
Người phụ nữ bao giờ cũng đứng bét sổ trong thang bậc giá trị và quyền lợi của tộc
người nam quyền. Người phụ nữ khi đã lấy chồng thì hoàn toàn thuộc về nhà chồng, như
một thứ "tài sản" của nhà chồng, "chết làm ma nhà chồng". Ở người H’mông, gia đình một
vợ một chồng là phổ biến, và rất ít khi ly dị. Hình ảnh người đàn ông H’mông say rượu,
nằm ngay bên vệ đường, người vợ ngồi canh đợi chồng tỉnh, ngoạn mục hơn, thì anh chồng
nằm vắt ngang trên lưng ngựa, người vợ nắm đuôi ngựa, đi bộ theo sau chậm rãi, trở về sau
phiên chợ tan trong chiều tà tỏa ánh vàng óng ả, đang lặn dần sau những dãy núi cao hẳn
còn in trong tâm trí nhiều người về cái ấm êm gia đình vùng cao. Nếu chồng chết, người
phụ nữ H’mông có thể lấy em chồng hoặc ở vậy. Hình thức chị dâu lấy em chồng, hay anh
chồng là tương đối phổ quát ở nhiều tộc người. Có nhiều cách lí giải, nhưng để bảo toàn
của cải là một yếu tố quan trọng cho hôn nhân anh em chồng
. Dân ca H’mông khắc họa
rất sâu sắc và sống động nỗi khổ ải của kiếp làm dâu. Vì xuất phát ở việc trọng trai khinh
gái, nhiều bậc sinh thành H’mông sẵn sàng "tham thúng xôi vò, tham con lợn béo, tham vò
rượu tăm" (như người Việt) mà gả bán con:
"Bởi vì cha em tham con trâu mộng đuôi trắng
Vứt tuột em đi không cần ngắm chủ"
(Bùi Lạc, Mạc Phi 1964)
hay: