"Cha mẹ đã nhận tiền của họ
Con không đi, cha vác dao sả thịt
Cha mẹ đã uống rượu của người
Con không đi, cha cầm roi đánh đuổi"
(Doãn Thanh 1984)
Những cuộc hôn nhân theo kiểu gả bán như thế thường kết cục không có hậu. Cũng
giống như người Việt, gia đình bên chồng đôi khi hỏi vợ cho con là để kiếm thêm một nhân
lực, nhằm bóc lột sức lao động hợp pháp
. Người vợ lấy phải anh chồng bé, đã nai lưng
lăn xương cằn xác làm lụng, lại phải một tay "chăm" chồng. Cái nồng nàn trai gái, cái ái ân
phải đạo, cái đã hợp thức hóa qua đời sống vợ chồng được bảo đảm bởi hôn lễ, cái cỏn con
như đốm lửa sung sướng, sáng lóe lên hạnh phúc lứa đôi, tưởng như dễ lại trở thành muôn
ngàn khó, là khối ấm ức thật là lớn của người phụ nữ:
"Gái lớn mà lấy chồng bé, chồng bé phụ lòng em xe sợi tước đay
Con cun cút mái vẫy đuôi, con cun cút non cứ đỗ vách đá"
(Doãn Thanh 1984)
Cái nỗi khổ của cô gái H’mông rất đời, nên càng thật đau hơn những nỗi chua xót.
Đây cũng là một ca chấn thương tính dục, hay đúng hơn, ức chế tính dục không được giải
tỏa.
Nhưng trên hết là muôn vàn cái khổ đau đổ lên thân một người gái nhỏ:
"Con về nhà chồng chưa được bao ngày
Bà mẹ chồng ác thật ác, suốt ngày mắng mỏ
Con về nhà chồng chưa được mấy bữa
Bà mẹ chồng nghiệt thật nghiệt, suốt ngày chửi rủa
Anh lớn mắng con không biết làm ăn, không
đáng em dâu
Em bé nhiếc con vụng về công việc, không đáng chị dâu
Thằng chồng ác, chân đá tay đánh
Thân con chẳng khác gì con trâu đám nhà người"
(Doãn Thanh 1984)
Những câu thơ hiển ngôn này hẳn đã nói lên hết cái tình thế khốn nạn của kiếp làm
dâu của người con gái TEmông. Đúng là như tục ngữ H’mông nói: "Chưa làm dâu chưa
biết khổ, làm dâu ba năm mới nhớ bầu sữa mẹ" (Lê Trung Vũ 1994: 41). Nhưng trên hết
của cái hên tổng thể khổ đau mà người gái H’mông hiện lên như là ấn tượng chua chát, có
một vấn đề đầy phức tạp là khối mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu truyền kiếp trong xã hội