NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 94

Nàng thổi xôi nhìn chõ xôi đang chín tới

Cầm thìa xúc đôi hạt nếm thử

Mẹ chồng rủa: -"Đồ chó tham ăn hai ba chõ!"

(Doãn Thanh 1984)

Những câu thơ dân gian thật thà, cảm động mà đầy tủi nhục, đắng, đau đã diễn tả tròn

lại cái gai góc nỗi khổ cực, ấm ức của nàng dâu với mẹ chông không phải là ít trong kho
tàng dân ca H’mông. Đó phải được coi là "đặc sản thẩm mỹ" trong tiếp nhận dân ca tộc
người này. Bài dân ca đã tái hiện tình thế sống của người gái làm dâu liên tục bị cái nhìn
xét nét, rất nghiệt, và lộ rõ ác ý của bà mẹ chồng dùng quyền lực bề trên để đẩy nàng dâu
vào chỗ làm con người vụng về, hậu đậu, tham lam. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, trong
các gia đình phụ hệ, như xác nhận của Clark W. Sorensen, được coi là vấn đề đặc biệt khó
lí giải trong các xã hội phụ hệ, nhân học hiện đại thường tỏ ra bối rối trước những phản ứng
tâm lí phức tạp của mối quan hệ này (Evans 2001: 194).

Ở người H’mông, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là khá thú vị, và có lẽ, ẩn sau nó là

khá nhiều cơ cấu ngầm để chi phối hành động tộc người. Tục ngữ H’mông có câu: "Mẹ già
không làm được mẹ phải mua dâu. Bố già không đi được bố phải sắm con ngựa" (Lê Trung
Vũ 1994: 40). Điều này, hàm ý người con dâu được "mua về" để làm thay mẹ chồng những
công việc gia đình, cũng như thân trâu ngựa gánh chịu những việc nặng. Phận làm dâu, do
đó, trong một lớp nghĩa chính là "phận tôi đòi". Quan hệ, mẹ chồng nàng dâu, bởi thế, có
thể nói là quan hệ tự thân đã chứa đụng mâu thuẫn của kẻ "chủ" (mẹ chồng) sai khiến "tớ"
(nàng dâu). Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, vì thế, là mâu thuẫn phận - vị. Cái đã được đặt
định, qui định hóa bởi quan hệ gia đình phụ hệ nông nghiệp. Và mối mâu thuẫn này, là
thường xuyên và gây nhiều tai hại. Cái chết tự tử của người con dâu thường là kịch điểm
của bi kịch mẹ chồng nàng dâu. Và tác hại của mối mâu thuẫn này, là to lớn, nên người
H’mông đã có những kiểu thức riêng để ghi nhớ "kinh nghiệm đau thương" này, như bằng
truyện kể, huyền thoại. Huyền thoại H’mông kể lại một truyện, do mâu thuẫn mẹ chồng
nàng dâu mà người H’mông vốn bất tử bị Chử Lầu phạt bắt phải chết, rút ngắn kiếp sống
lại (Lê Trung Vũ 1984: 13).

Như vậy, thật tai hại vô cùng, chỉ bởi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu mà người

H’mông mất đi đặc quyền sống mãi ở đời, phải chịu cái chết. Mâu thuẫn mẹ chồng nàng
dâu trong tư duy huyền thoại đem lại kết cục rất tệ hại. Và tôi, để hiểu hơn về tâm lí
H’mông, cũng là hiểu hơn cấu trúc tâm lí mẹ chồng nàng dâu đặc thù trong xã hội phụ hệ,
thử đưa ra mô hình lí giải song trùng về hiện tượng này. Theo đó, phức cảm mẹ chồng nàng
dâu
phải được hiểu từ ít nhất hai xung đột, tranh chấp cùng tồn tại, hòa vào nhau (song
trùng): 1/ những tranh chấp tính dục; 2/ những tranh chấp địa vị bà chủ: quyền lực và kinh
tế
. Về cấu trúc sinh học, phức cảm Oedipe của phân tâm học đã đưa lại một sự hiểu nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.