luận vô cùng trong phòng giấy của ông, đôi lúc cũng đã nhận sự phê phán thích đáng của
những nhà nghiên cứu trên thực địa, như phê phán của nhà dân tộc học rất gần gũi với Việt
Nam là J. Doumes chẳng hạn (2013: 45). Và cũng đúng như Dournes đã chỉ ra, thao tác dân
tộc học theo lối cấu trúc luận mà ông gọi là "những vòng tròn đồng tâm" (2013: 23,24), thì
một sự kiện văn hóa hay ngữ văn tộc người, luôn cần được soi chiếu kết luận của mình từ
nhiều phía, ít nhất, từ sự đồng dạng trong ý nghĩa với các hình thức folklore khác loại, như
với sự đối chiếu kết luận với các tư liệu dân tộc học thành văn, sau đó, là việc kiểm chứng
kết luận dựa trên quan sát thực địa, và sau rốt, đưa kết luận từ các sự kiện văn học tộc
người trở lại nơi nó ra đời, xem xét thái độ đánh giá của cộng đồng tộc người chủ nhân của
kho tàng văn học truyền khẩu.
Một thái độ thận trọng và trân trọng trong nỗ lực thông hiểu kẻ khác, do đó, là bắt
buộc. Sống giữa những chênh lệch trong diễn giải về tiếng hát làm dâu từ ngữ văn học
marxism và các dữ liệu dân tộc chí, quan điểm của tôi về vị thế đáng kể của tính chất tự do
mà xã hội người H’mông đã dành cho đời người phụ nữ là tồn tại thực có ở đời. Ở đây, cần
công tâm để không nên hiểu lầm là tôi đang ca tụng sự "ưu việt" của "truyền thống" người
H’mông dành cho người phụ nữ. Cái tôi muốn nhắm đến là một điều chỉnh những cực đoan
để hướng đến hài hòa, đời người phụ nữ H’mông không chỉ có, lầm lũi trong xó cửa hay
giọt nước mắt xám xịt lăn dài trên hõm má, mà còn đó những lúc yên vui ngay giữa lòng xã
hội truyền thống tộc người. Xã hội nam quyền H’mông, do đó, như khá nhiều tộc người
Đông Nam Á, luôn ghi nhận sự kiện nổi bật, làm thành đặc điểm chính của Đông Nam Á là
sự tôn trọng đáng kể đối với người phụ nữ.