1. Sống trên những đỉnh núi
Loài cá bơi dưới nước,
loài chim bay trên trời,
người Mèo sống ở núi
(Savina 1924:170)
Luôn cư trú ở những nơi cao nhất thuộc thế giới miền núi, kéo dài từ Vân Nam -
Trung Quốc qua Đông Nam Á, người H’mông
là một trong những tộc
chủ nhân của
những đỉnh núi đá hùng vĩ, nóc nhà toàn vùng cao rộng lớn, trong đó, Việt Nam chỉ là một
thành tố địa vực
. Khu vực điền/sơn dã của quá trình “thăm hỏi” (chữ Từ Chi) dân tộc học
văn học, theo đấy, trải rộng trên một diện cao. Trong đó, tập trung vào các ngành H’mông ở
bốn huyện cao trội Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn, hay còn gọi chung là cao
nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Trước 1945, có thể nói, bốn huyện cao nguyên đã có
lúc từng hợp thành bức tranh hoàn bị về “một thế giới” mang “bản sắc” chính trị và tự trị
của người H’mông. Điều này có thể thấy qua ranh giới vật chất cụ thể với các cổng giới.
Cổng trời Quản Bạ được đặt định trên con đường mòn độc đạo từ vùng thấp lên vùng cao
nhằm kiểm soát mọi sự xâm nhập bên ngoài vào “thế giới cao nguyên đá”. Và để thêm
phần khẳng định và duy trì “tuyệt đối” “vùng tự trị của người Mèo”, một cánh cửa gỗ
nghiến dày 15cm được thiết lập vào năm 1939 được đặt ngay giữa cung đường hiểm qua
cổng trời. Một cổng trời khác là Cán Tỷ, làm bằng đá, cao ngang đầu người, từng kiên cố
tồn tại và chỉ bị gục ngã với bộc phá trong chiến dịch tiễu phỉ giữa thế kỷ XX. Đã một thời,
sau những cánh cửa ấy, mọi sự phải tuân thủ theo “trật tự Mèo”.