NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 14

Vào thời nước Văn Lang xa xôi, đất Hà Giang còn là một vùng núi non rậm rạp, xa lạ

và có lẽ không tồn tại trong căn não của những người Lạc Việt ở đồng bằng châu thổ sông
Hồng và người Hán ở châu thổ Hoàng Hà và Dương Tử.

Thời Âu Lạc, ghi nhận sự nổi lên của họ Thục thuộc bộ lạc Tây Vu (tổ tiên cư dân gốc

Tày Thái ngày nay) ở thượng lưu sông Lô, sông Gâm, tức miền Hà Giang, Tuyên Quang và
Cao Bằng ngày nay. Hà Giang thời Âu Lạc, do vậy, là một cái gì đó, mà sử liệu trung đại
thường biết đến thuộc bộ Tây Vu.

Thời Bắc thuộc, Hà Giang vẫn nằm trong địa phận của Tây Vu cho đến trước Đường

đặt An Nam đô hộ phủ. Và có thể nói, vì quá xa cách, nên vùng đất ấy đã không nằm trong
tư duy cai trị của người Hán. Từ đời Đường, quyền lực của Trung Hoa mới vươn lên đến bộ
Tây Vu, và cũng chi ràng buộc danh nghĩa và lỏng lẻo, đặt làm châu ki-mi. Tóm lại, đó chi
là thứ quyền lực được thực thi một cách yếu ớt và phần lớn tượng trưng (Đào Duy Anh
2003b).

Thời Lê Hoàn, lãnh thổ nước Việt chỉ tương ứng Trung Nguyên, tức chủ yếu các vùng

châu thổ Bắc - Trung bộ, không bao gồm phần núi non ở Đông và Tây (Hoàng Xuân Hãn
2003). Hà Giang này nay, vào thời điểm đó, vì thế, vẫn là đất “vô chủ” (mắt nhìn từ đồng
bằng).

Từ năm 1009, gắn liền với sự lên ngôi của vương triều Lý, bằng chính sách nhu viễn,

chinh phạt gắn với phủ dụ khoan dung, và đặc biệt hôn nhân bang giao đã thu phục, thâu
tóm dần các thủ lĩnh mạn Đông Bắc. Hà Giang về cơ bản thuộc về Đại Việt. Các đời sau,
thường có sự sáp nhập hay phân chia hành chính các châu huyện thuộc đất Hà Giang, song
về cơ bản, Hà Giang luôn thuộc trấn, châu, phủ, lộ Tuyên Quang.

Hà Giang có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Minh Mệnh thứ 14 [1833],

Nguyễn Công Trứ dâng tập Thỉnh an (Thực Lục 2004), trình bày vị trí chiến lược của vùng
đất An Biên, Hà Giang. Theo ý đồ của Trứ, Hà Giang xét cả về chính trị - kinh tế đều có vị
trí trọng yếu: “(...) như cái trục của cỗ xe, có thể lần theo nan quạt, tỏa ra bốn phưcmg:
hoặc theo đường 34 hiện nay để đến các châu Mèo Vạc, Bảo Lạc; hoặc theo sông Gâm,
sông Năng đến hồ Ba Bể [Bắc Kạn] thuộc vùng đất tỉnh Thái Nguyên thời đó; hoặc xuôi
dòng sông Lô qua tỉnh lỵ Tuyên Quang ngày nay để đến tỉnh thành Hưng Hóa, hoặc ngược
sông Lô đến châu Vị Xuyên để kiểm soát vùng mỏ Tụ Long” (Hồ Bạch Thảo a). Nguyễn
Công Trứ do đó, đề nghị tách Hà Giang thành một tỉnh riêng. Minh Mạng chấp nhận là phải
nhưng lần lữa rồi bỏ qua. Người Pháp sau này nhận ra điều hợp lý mà trước đấy ông Tổng
Đốc Hải Yên đã tính toán nên tách Hà Giang thành một tỉnh riêng. Và Hà Giang, thêm vài
biến động nhỏ, nhưng vẫn tồn tại trong tư cách một tỉnh cho đến ngày nay. Trong đấy, cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.