NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 67

Nhà nghiên cứu người H’mông Giàng Seo Gà khi khảo sát tang ca H’mông lềnh Sa Pa

đã nhận thấy ở người H’mông: “luôn có tinh thần đấu tranh chống âm mưu của chủ nghĩa
đại Hán” (Giàng Seo Gà 2004: 31). Nhận xét của Giàng, vừa là quan sát của một nhà
nghiên cứu, và, có thể nói, lại thêm phần xác tín chắc chắn bởi chính ông là một người
H’mông. Thực ra, nhận định của Giàng là không quá xa lạ. Ám ảnh Hán, một cách hết sức
mãnh liệt, còn đeo bám người H’mông đến cả quan niệm thẩm mỹ, lẫn niềm tin tâm linh,
về ám ảnh Hán trong quan niệm thẩm mỹ H’mông, ở Lào Cai ghi nhận sự kiện, việc người
H’mông đeo trang sức là những vòng tua tong teng có gắn hình chiếc chìa khóa trước ngực,
được giải thích như là một ma thuật trang sức nhằm khóa giữ linh hồn. Đồng thời, lại có sự
tích H’mông kể về thời kỳ nguôi họ bị người Hán bắt làm nô lệ, buộc phải đeo gông có
khóa ở cổ. Do đó, khi được tự do trở lại, người H’mông vẫn đeo trang sức gắn khóa ở cổ
như là một dấu tích về thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt của tộc người (Trần Hữu Sơn
1997: 161). Ở cao nguyên đá, tương tự, phụ nữ H’mông cũng có thói quen đeo trang sức có
hình khóa để nhớ một quá khứ đau thương bị Hán cầm tù. Tuy nhiên, khi chết đi thì họ phải
tháo khóa ra thì mới có thể về với ma tổ tiên, bởi, còn đeo khóa thì linh hồn còn bị ma
người Hán tù giữ

[56]

, về đường tâm linh, như thế, ám ảnh Hán đeo bám đến tận thế giới trên

kia, tầng trời của đất tổ tiên. Ở cao nguyên đá, người chết khi qua đời, quần áo liệm được
cắt nát để trên đường đi của linh hồn, nếu gặp ma người Hán thì không còn chặn đường
cướp. Tục mặc áo lanh cho người chết, cũng thấy ở nhóm H’mông hoa, H’mông đen ở
Mường La - Sơn La, cắt quần áo người chết sao cho không còn vẹn nguyên, để nhỡ có gặp
ma người Hán thì khỏi bị thu mất (Hoàng Thị Thủy 2004: 39; và...). Thêm nữa, người
H’mông Hà Giang trong tang lễ, bài 14 Bài ca hóa vàng (Gâux hlơưr ntơưr) có tục đưa tiền
theo người chết, để người chết tậu ruộng (nhằm “nộp mãi lộ”) mới mong qua đất người Di,
người Hán mà về với tổ tiên (Hùng Đình Quí 2005: 184). Ám sợ đó, nhưng cũng đầy căm
hận đó. Tang lễ người H’mông, ngày cũng như đêm, đều có tùng tốp thanh niên chạy quanh
nhà bắn súng kíp, chĩa dao, kiếm lên trời để dọa, đuổi ma người Hán đến quấy nhiễu linh
hồn. Người H’mông có bài số 7 Khèn đuổi cướp (Kênhx ntâul traos) để “đuổi cướp Di
cướp Hán” (Hùng Đình Quí 2005: 171, và...), nhằm “làm sạch” vùng đất tổ tiên, nơi yên
bình, không có bóng cướp Di cướp Hán. Về với tổ tiên, vì thế, với người H’mông có nghĩa
là về với vùng đất vĩnh cửu không có bóng của kẻ thù bá quyền truyền kiếp. Những tục lệ
này, ngày nay đều còn rất phổ biến. Còn thêm nữa một vấn đề thú vị, có nhà nghiên cứu
cho rằng, việc phân ngành H’mông chỉ có từ khi nhà Minh sắp ra đời. Nhà nước quân chủ
Trung Hoa đã bắt người H’mông mặc các loại váy, áo, quần khác nhau, nhất về màu sắc. Sự
phân biệt cố tình ấy là chủ ý nhà nước đại Hán nhằm chia rẽ sự thống nhất trong H’mông
tộc (Vương Duy Quang 2005: 33-34). Việc gán cho sự phân ngành H’mông với “âm mưu
thâm độc” của Hán triều, theo ý tôi, là chưa thực thuyết phục. Bởi, sự thực thì trang phục
phụ nữ (chất liệu chính để phân ngành H’mông), thực chất, có bảng màu và cấu trúc khá xa
lạ với thẩm mỹ người Hán. Khó có thể kết luận gì về chuyện này. Chỉ có điều, tồn tại ở đây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.