êm khi được anh chồng tốt, chồng hiền. Nhưng chính nơi cái nam quyền tỏ ra ác nghiệt, khi
kẻ có quyền ấy lại là thằng chồng xấu mà ác, nó đánh, nó đập, nó dày vò thì cái bi kịch mới
réo gọi vào dân ca:
"Thân chị đau ê ẩm
Chị muốn thoát xác
Xác chị đau như dần"
(Doãn Thanh 1984)
Đặng Thị Hoa và Phạm Thị Kim Oanh trong nghiên cứu về bạo lực gia đình ở vùng
tộc người thiểu số từ trường hợp người H’mông ở Bắc Hà (Lào Cai) và Mộc Châu (Sơn La)
cho biết, qua khảo sát 400 hộ được điều tra thì không có hộ nào kết hôn ngoài tộc người
H’mông
. Hai tác giả cũng nhận thấy, thực trạng bạo lực gia đình H’mông diễn ra khá
phổ biến. Trong đó, nổi lên vấn đề tự tử do mâu thuẫn gia đình là khá nhiều, chỉ trong năm
2005 có tới 13 vụ tự tử, làm 10 người chết trong đó có 4 trường hợp do ăn lá ngón
. Dù
thế, người phụ nữ H’mông không thói quen ly dị nên cam chịu chấp nhận (Đặng Thị Hoa -
Phạm Thị Kim Oanh 2008). Chính điều này lí giải một phần cho lí do vì sao dân ca làm dâu
H’mông lại cất lên đầy ai oán, bởi thân phận đau khổ của người phụ nữ bị đánh đập, hành
hạ. Nhìn chung lại, những gì hắt ngược lại từ dân ca làm dâu của người H’mông, về cơ bản,
thấy nổi lên một bầu không khí thật ảm đạm, đầy khổ não trong kiếp làm dâu của người
phụ nữ:
"Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì thân trâu măng đeo ách"
(Doãn Thanh 1984)
Do đất canh tác khó khăn, môi trường sống lại khắc nghiệt bởi địa hình đồi núi chia
cắt, gia đình H’mông phải cấu trúc làm gia đình phụ hệ nhỏ, dao động chỉ từ hai đến ba thế
hệ, hạn hữu lắm mới có gia đình từ bốn đến năm thế hệ. Trong gia đình người H’mông, chủ
nhà bao giờ cũng hiểu là gắn với đàn ông - nguyên tắc nam (bố, con trai trưởng) - những kẻ
có quyền lực lớn nhất trong gia đình về mọi phương diện. Như đã phân tích ở trước, người
H’mông, tộc người đặc thù do số phận phải liên tục thiên di tìm đất sống, thế nên, như
nhiều nghiên cứu dân tộc học về người H’mông đã nhấn mạnh, yếu tố gia đình (zis), dòng
họ (xênhv) có một vị trí quan trọng đặc biệt trong tổ chức cộng đồng. Vì phải linh động
trong di cư, có thể là dịch chuyển liên tục nhằm tìm cái ăn, đất canh tác, hay tìm vùng đất
để tồn tại nhằm tránh họa bức hại tộc người, hoặc khác nữa là tàn tích du canh mang tính
nguyên thủy còn sót lại (bởi mặt khác, có một bộ phận người H’mông vẫn định cư), thì tóm
lại, dù với bất cứ lí do gì hay tổng cộng những lí do đã nêu, tất cả đều hằn in vào vô thức