đã "ám ảnh" vào trong tâm thức H’mông, thì ở điểm này, người H’mông đã thể hiện được
tính nhân bản đáng kể so với tộc người đã áp chế họ hàng ngàn năm. Những diễn giải về
sau, sẽ lại tiếp tục đào bới luận điểm này. Qua đó sẽ xác tín trở lại ý nghĩa H’mông và Việt,
hai tộc thuộc mô hình Đông Nam Á, từ lâu, được biết đến với sự đề cao vai trò và vị trí
người phụ nữ trong xã hội.
Nhưng trước tiên, quan sát về vị thế, vai trò người phụ nữ H’mông từ dân ca, cần nhấn
mạnh một vấn đề, quả thực có một sự "vênh" đáng kể giữa sự kiện xã hội về người phụ nữ
(làm dâu) H’mông và sự kiện văn bản (Tiếng hát làm dâu trong kho tàng dân ca H’mông).
Nên, nếu chỉ quan sát dân ca ở bộ phận Tiếng hát làm dâu rồi kết luận về thân phận khổ cực
của người phụ nữ H’mông trong xã hội "cũ", khi chưa có ánh sáng xã hội "mới" soi đường
là điều chưa thỏa đáng. Cái chưa thỏa đáng, tiếc thay, vốn tồn tại rất phổ biến khi nghiên
cứu dân ca H’mông ở Việt Nam
. Đó là chưa nói, cái "cũ" thì hiểu như cái lạc hậu, còn
cái "mới" thì tiến bộ là một cách hiểu tương đối giản đơn, cơ giới và máy móc mà nhân học
hiện đại đã sớm bác bỏ khi tiến hành phê phán những nhà tiến hóa luận đơn tuyến trong
nghiên cứu nhân học. Nhận định giá trị một tộc người là không đơn giản. Vì thế, những kết
luận nên có chừng mực khi chưa đạt đến một sự hiểu thấu đáo nhất định. Vì thế, tôi sẽ
không đưa ra kết luận trong những trình bày dưới đây.
Nếu tinh ý, khi hướng sự đọc vào kho tàng Tiếng hát làm dâu H’mông, người nữ-chủ-
thể-tạo-lời không phải bất cứ khi nào cũng thấy kiếp làm dâu là khổ. Một trong những
nguyên nhân khi cất tiếng oán, than cho phận số làm dâu là gặp phải thằng chồng xấu mà
lại ác. Còn với chị em mà lấy được chồng tốt lại hiền thì đấy là cảnh đáng ngưỡng mộ, ước
vọng:
"Em ơi, chị theo em than thở đôi lời
Em có ống tốt lại đũa tốt
Em có lứa tốt lại đôi tốt
Em có sáo tốt lại đàn môi tốt
Em có chồng tốt chồng em lại hiền
Chị được ống xấu lại đũa xấu
Chị được lứa xấu lại đôi
xấu Chị được sáo xấu lại đàn môi xấu
Chị được chồng xấu, chồng chị ác"
(Doãn Thanh 1984)
Thế nên phải nói, cái đời bọt bèo người phụ nữ trong xã hội nam quyền H’mông cũng
có năm bảy tao đoạn, không phải khi nào cũng toàn cảnh đoạn trường, vẫn có đó niềm ấm