Chương 2.
NGUYÊN TẮC ĐÁP TRẢ
(Người già Cho và Nhận… và Nhận)
Hãy trả mọi khoản nợ như thể Chúa là chủ nợ.
RALPH WALDO EMERSON
C
ách đây một vài năm, một giáo sư đại học làm một thí nghiệm nhỏ. Ông
gửi thiệp mừng Giáng sinh cho một nhóm người hoàn toàn xa lạ. Mặc dù
đã dự kiến trước một số phản ứng, ông không khỏi ngạc nhiên khi nhận
được thư trả lời – những tấm bưu thiếp mừng ngày lễ gửi tới tấp đến ông từ
những người chưa từng gặp hay biết về ông. Phần lớn họ không bao giờ
cần biết đến vị giáo sư vô danh này. Họ nhận được một tấm thiệp mừng
ngày lễ và, bấm vào, kêu ro ro, họ tự động gửi một tấm thiệp đáp trả. Mặc
dù chỉ được thực hiện trên một phạm vi nhỏ nhưng nghiên cứu này cho
thấy, hành vi của một trong những vũ khí gây ảnh hưởng uy lực nhất quanh
ta – nguyên tắc đáp trả. Nguyên tắc này nói rằng, chúng ta phải cố gắng đáp
trả tương đương với những gì người khác cho mình. Nếu một người phụ nữ
giúp ta một điều gì đó, ta cũng phải giúp lại cô ấy; nếu một người đàn ông
tặng ta một món quà sinh nhật, ta cũng phải nhớ và tặng một món quà vào
ngày sinh nhật của anh ấy; nếu một đôi vợ chồng mời ta đến dự một bữa
tiệc, ta phải nhớ mời họ tới dự bữa tiệc của mình. Vì vậy, do thói quen của
nguyên tắc đáp trả, chúng ta bị bắt buộc phải đáp lại bằng những đặc ân,
những món quà, những lời mời hay những điều tương tự như vậy trong
tương lai. Bởi vậy, khi nợ một công ty, người ta thường được nhận một tờ
biên lai với cụm từ “biết ơn nhiều” được hiểu đồng nghĩa với “cảm ơn”.
Một khía cạnh ấn tượng của nguyên tắc đáp trả và lòng biết ơn là nó lan
rộng trong văn hóa loài người. Nó phổ biến đến mức sau một nghiên cứu
sâu rộng, các nhà xã hội học như Alvin Gouldner có thể khẳng định không