- Từ bỏ ư? Vì sao?
- Tại vì, ngài đang đi về hướng ngược hẳn với bán đảo Ấn Độ.
- Sao lại thế, thưa ngài thuyền trưởng Burton…?
- Tôi không phải thuyền trưởng Burton.- John Mangles lên tiếng.
- Nhưng, “Scotland”…
- Đây là tàu, nhưng không phải tàu “Scotland”!
Nỗi kinh ngạc của P không sao tả xiết. Ông lần lượt nhìn huân tước
Glenarvan lúc ấy vẫn giữ vẻ trịnh trọng, huân tước phu nhân Helena và cô
Mary, nét mặt hiện rõ vẻ buồn rầu và sự thông cảm. John Mangles mỉm
cười, thiếu tá điềm đạm. Rồi nhà bác học nhún vai, kéo xệ mục kỉnh trên
trán xuống mũi, kêu lên:
- Sao lại có chuyện đùa thế này!?
Nhưng, đúng lúc ấy, mắt ông đã dừng lại nơi tay lái và ông đã đọc được
dòng chữ đề: “Duncan” “Glasgow”
- “Duncan”! “Duncan”! – P thét lên trong nỗi thất vọng rồi sau đó
xuống cầu thang, về thằng phòng mình.
Khi nhà bác học rủi ro biến mất, không ai trên tàu, trừ thiếu tá, có thể nhịn
cười được. Cả các thuỷ thủ cũng cười rộ lên. Đi lạc hướng trên tàu hoả, cho
dù ngồi nhầm tàu, đáng lẽ đi Edinbourg thì lại đi Dumbarton chẳng hạn, thì
vẫn chưa đến nỗi nào, nhưng lên nhầm tàu thuỷ đi Chili trong khi định đi
Ấn Độ thì đó là một điều quá ư đãng trí!
- Tuy nhiên, trường hợp ấy đối với Jacques không làm tôi ngạc nhiên,
- huân tước Glenarvan nhận xét. – Ông ta vẫn nổi tiếng với những điều rủi
ro như vậy đấy. Có lần ông đã cho in một tấm bản đồ châu Mỹ tuyệt diệu,
trong đó khéo léo vẽ cả nước Nhật Bản. Nhưng tất cả điều đó không ngăn
cản ông trở thành nhà bác học xuất sắc và là một trong những nhà địa lý
giỏi nhất nước Pháp.
Vừa lúc ấy, Paganel, sau khi biết chắc hành lý của mình còn nguyên vẹn
trên tàu, lại trèo lên boong. Buồn rầu và xấu hổ, ông cứ lẩm bẩm hoài cái từ
bất hạnh: “Duncan”, “Duncan”. Những từ khác ông không tìm ra. Ông cứ
đi lui, đi tới, ngắm nhìn các cột buồm trên tàu và chân trời biển cả lặng êm.
Cuối cùng, ông lại đến gặp huân tước Glenarvan.