NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 118

Những cảm xúc của em có khác đi không, khi em nói: “Mình cũng
hơi sợ, nhưng mình sẽ cố gắng làm tốt nhất”

Bước 3- Giáo viên nói: “Các em hãy nhắc lại quy tắc ứng xử khi

sai lầm cùng với thầy/cô, nào: Mình mắc một sai lầm cũng
không sao, tất cả những điều mình cần phải làm là sửa chữa sai
lầm đó.”

Bước 4- Chia bảng thành hai cột. Trên đầu một cột hãy vẽ một

khuôn mặt buồn bã; ở đầu cột kia là một khuôn mặt tươi vui.

Bước 5- Hãy yêu cầu học sinh cho bạn biết điều các em tự nói

với chính mình làm các em cảm thấy buồn hay đau khổ; và những
điều các em nói hay có thể nói với chính mình làm các em cảm thấy
vui hay hạnh phúc.

Bước 6- Giáo viên hỏi:

Em có thể nói điều gì để mang lại cảm giác vui sướng hơn khi
làm một bài tập?

Khi đi bộ một mình?

Em có nhận ra sự khác biệt nào trong giọng nói với chính mình
khi em nói những điều làm cho em hạnh phúc?

Khi em làm việc với những người khác một cách hợp tác

Khi em cố gắng tìm hiểu những điều làm mình thất vọng

Bước 7- Hoạt động cho học sinh từ 8-11 tuổi: Hãy viết một

lời ghi nhớ cho bản thân để tự khuyên mình về việc cần phải nói với
chính mình như thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.