đó là đứa trẻ 12 tuổi, nó sẽ quyết không tìm đến bạn mỗi khi gặp
rắc rối. Lắng nghe là hành động gieo trồng hạt giống tin cậy ở
con.
Khi trẻ đã nói dối, đừng chất vấn trẻ về sự việc vì trẻ có thể lại
nói dối. Hãy tự tìm hiểu những gì đã xảy ra, sau đó nói: “.........đã
xảy ra, vì vậy hậu quả mà con phải gánh chịu là........”. Đưa ra
một hậu quả nhỏ và hợp lý. Sau đó, bạn hãy đợi đến một ngày
khác và yêu cầu trẻ thuật lại những gì đã xảy ra, rồi khen ngợi vì
tính trung thực ở trẻ. Nói: “Ba/mẹ đánh giá cao việc con nói ra sự
thật”. Tập cho trẻ có những trải nghiệm như thế.
Nói với trẻ sự thật bằng một giọng tử tế và phù hợp với lứa tuổi
của trẻ. Để trẻ hiểu những gì đang xảy ra mà trẻ cần được biết.
Chỉ ra tầm quan trọng của sự trung thực và hậu quả tiêu cực khi
lừa dối. Cho trẻ biết lý do vì sao bạn lại làm một số việc nào đó
nếu thấy thích hợp. Ví dụ như tại sao bạn lại trả lương đủ sống
cho một công nhân thay vì trả mức lương tối thiểu, hay tại sao
việc nói với người thu ngân rằng họ đã thối dư tiền cho bạn là
quan trọng…
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị
Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Những điểm suy ngẫm về Trung thực
Trung thực là luôn nói sự thật.
Khi ta trung thực, ta cảm thấy lòng mình sáng tỏ.
Người đáng tin cậy là người trung thực.