Bước 2- Giáo viên nói: “Các em còn nhớ Chiếc bánh Hòa bình
Thế giới mà các em đã làm khi chúng ta học về Hòa bình không?
Nhiều chiếc bánh có nguyên liệu là hòa bình, tôn trọng và tình
yêu. Lòng khoan dung thật sự cũng dựa trên những nguyên liệu
này”.
Bước 3- Giáo viên cho thảo luận những điểm suy ngẫm sau:
Khoan dung là tôn trọng lẫn nhau thông qua sự thông cảm, hiểu
biết lẫn nhau.
Khoan dung được coi là yếu tố trọng yếu cho hòa bình thế
giới. Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp.
Thầy cô có thể chia sẻ một phần hoặc toàn bộ thông tin dưới
đây, tùy theo lứa tuổi của học sinh:
Năm 1995 được Liên Hiệp Quốc xác định là Năm của Lòng khoan
dung dựa trên cơ sở lòng khoan dung là “một yếu tố trọng yếu cho
hòa bình thế giới”. Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết
định… “Sự trỗi dậy của những cuộc xung đột dân tộc; sự phân biệt
đối xử đối với những nhóm dân tộc thiểu số; những hành động
bài ngoại, đặc biệt là chống lại người tỵ nạn, những công nhân nhập
cư, các tổ chức và hệ tư tưởng phân biệt người nhập cư; những hành
động bạo lực chủng tộc thường xuyên gây ra những cảnh tang
thương tại nhiều nơi trên khắp thế giới… Thiếu khoan dung biểu
lộ thông qua sự phân biệt, kỳ thị trong xã hội đối với các nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương, hoặc các hành vi bạo lực hay phân biệt đối
xử đối với họ… Thiếu khoan dung chính là chối bỏ sự khác biệt
giữa các cá nhân và các nền văn hóa. Khi thiếu khoan dung trở
thành một hành động tập thể hoặc có tổ chức, nó sẽ làm xói mòn
những nguyên tắc dân chủ và tạo ra mối đe dọa cho hòa bình trên
toàn thế giới… Điều hết sức cần thiết là chúng ta hãy luôn