NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 229

Trẻ thường làm tốt những gì mà chúng được khen ngợi và được

yêu mến. Cũng dễ hiểu là con người luôn thích được chú ý, được yêu
thương và được tôn trọng, cho nên trẻ có xu hướng làm những việc có
thể mang lại những hồi đáp ấy.

Khen ngợi thường là nguồn củng cố tích cực đối với hầu hết

trẻ em. Khi trẻ cảm nhận điều tích cực nào đó từ một hành vi cụ thể,
hành vi đó sẽ được phát huy. Bạn sẽ biết lời khen ngợi hay lời khẳng
định của mình có để lại trải nghiệm tích cực cho con không bằng
cách theo dõi xem hành vi ấy có được phát huy không.

Tuy nhiên, vẫn có những cách phản hồi khác nhau từ phía trẻ

đối với những lời khen ngợi. Ví dụ như một số trẻ có vẻ không thích
được khen, thậm chí còn tỏ ra cáu kỉnh nữa. Một số trẻ cảm thấy
lúng túng, trong khi một số khác lại có vẻ không chấp nhận những
lời khen dành cho mình.

Trẻ chỉ đơn giản là không tin bạn – có thể bạn khen rằng “Giỏi

lắm!” nhưng trẻ lại không nghĩ như thế. Một vài trẻ thỉnh thoảng lại
trở nên tồi tệ hơn ngay sau khi được khen, chẳng hạn như có một cậu
bé thường hay đánh em gái của mình, dù trước đó cậu mới vừa được
khen “Đúng là một cậu bé tuyệt vời!”. Nhưng tại sao cậu lại đánh em
liền sau lời khen ấy? Có thể cậu đã quá quen với những lời phản
hồi tiêu cực đến nỗi những phản hồi tích cực khiến cậu lo âu, cáu
kỉnh. Cậu cần phải chấm dứt mối lo lắng này càng sớm càng tốt.

Sau đây là một vài quy tắc đơn giản trong việc nói lời khẳng định,

khen ngợi và xây dựng những hành vi tích cực để mang lại kết quả
mỹ mãn cho cả cha mẹ và con cái.

1. Lời khen và lời khẳng định phải cụ thể

Cụ thể có nghĩa là nói sao cho trẻ dễ nhận ra điều bạn muốn

nhắn nhủ, truyền đạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.