NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 232

Hãy đảm bảo lời khen của bạn sẽ để lại cảm xúc tích cực, nghĩa là

không kết thúc lời khen bằng “sự phá hỏng”.

Chẳng hạn, chồng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn khen “Anh

yêu, anh đã làm được một việc rất tuyệt là lau nhà. Nhìn thật ngăn
nắp. Em không hiểu tại sao anh lại không luôn làm như thế. Nhà
cửa lúc nào cũng bừa bãi!”
. Đó là sự phá hỏng!

Hoặc khi chồng bạn khen rằng “Hôm nay món tráng miệng

ngon quá! Sao em không làm những món tương tự như vậy thường
xuyên nhỉ?”
.

Hoặc khi cha mẹ khen con “Ôn bài với con hôm nay thật vui. Con

đã tập trung và làm xong bài tập nhanh ghê. Giá mà lúc nào con
cũng được như vậy thì con đã không khiến ba mẹ bực bội rồi.
Thường thì con vô trách nhiệm lắm!”
.

Phần đầu của những lời khen này thì rất hay, nhưng lời phê

bình “cõng” theo sau đã phá hỏng mọi cảm xúc tích cực.

5. Khen ngay khi có một hành vi mới được thực hiện

Thời điểm thích hợp để khen là lúc một hành vi mới vừa được thực

hiện. Khi hành vi ấy trở thành thói quen, hãy giảm dần những lời
khen. Đôi khi bạn có thể khen ngợi những cố gắng liên tục của con
như “Ba/mẹ đánh giá cao việc con luôn nhớ báo cho ba/mẹ biết con
đi đâu mỗi ngày”
.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.