Nếu những đề nghị trẻ đưa ra là công bằng, bạn hãy dừng lại
cuộc đối thoại. Còn bằng không, hãy yêu cầu các con tìm ra hướng
giải quyết khác. Sau đó, bạn hãy hỏi xem các con có thể thực hiện
những đề nghị ấy trong khoảng thời gian nhất định không. Đặt ra
thời gian vừa đủ để trẻ có thể hoàn thành. Hãy quan tâm, chú ý đến
các con với thái độ tích cực trong cuộc đối thoại này. Đến khi kết
thúc, hãy nói cho các con biết bạn đặc biệt hài lòng về điều gì ở
con.
Tóm tắt tiến trình
Hỏi từng trẻ một: “Con cảm thấy thế nào?”
Mỗi trẻ lắng nghe và nhắc lại câu trả lời của nhau.
Hỏi: “Con muốn.........(tên trẻ kia) đừng làm gì?”
Hỏi: “Con muốn .........(tên trẻ kia) làm gì?”
Mỗi trẻ lắng nghe và lặp lại câu trả lời của nhau.
Hỏi tiếp: “Cả hai đứa có làm được việc đó không?”
Đề ra một khoảng thời gian nhất định để hai trẻ thực hiện, sau
đó khen ngợi thành công của chúng.
Cả hai phương pháp trên – Thời gian Tạm lắng và Giao tiếp
Hiệu quả – đều tập trung vào việc phát triển các kỹ năng giao tiếp
và suy nghĩ, từ đó chuyển từ tình trạng xung đột sang ôn hòa. Phương
pháp này còn giúp cha mẹ tránh rơi vào vai trò “thẩm phán” thiên vị,
đặt họ vào vai trò là một ông bố bà mẹ đầy tình yêu thương và ôn
hòa.