Cẩn thận không làm cho trẻ cảm thấy “ghê sợ” với biện pháp này.
Nên đưa trẻ vào Thời gian Tạm lắng khi trẻ đang trong tâm trạng
thoải mái. Nhẹ nhàng cầm lấy tay trẻ và dắt trẻ đến “góc riêng tư”
ấy. Tập cho trẻ lấy lại bình tĩnh. Khi bạn yêu cầu trẻ suy nghĩ trong
chốc lát, hãy bình tĩnh, tránh nóng giận. Chọn nơi “tạm lắng” thật
gần chỗ trẻ vào lúc đó và bảo đảm độ sáng vừa đủ. Để trẻ ngồi yên
vài giây, sau đó có thể tăng thêm thời gian.
Đối với trẻ vị thành niên, phòng ngủ thường là nơi tốt nhất để
“tạm lắng”. Ban đầu có thể từ 3 đến 5 phút. Nếu trẻ bắt đầu có
những biểu hiện cục cằn, vô lễ, bạn có thể nói “Có vẻ như con đang
khó chịu. Con có muốn dành ra vài phút để bình tĩnh lại không?”,
hoặc là “Hãy đi đến Góc Bình yên của con vài phút đi!”.
Cần cho trẻ vào nơi “tạm lắng” trước khi bạn cảm thấy bực
mình nghĩa là ngay lúc bạn nhận ra hành vi không đúng ở trẻ. Quyết
định có nên áp dụng Thời gian Tạm lắng hay không phải căn cứ vào
hành vi của trẻ chứ không dựa trên tính khí của bạn. Nếu bạn bình
tĩnh yêu cầu, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận lời đề nghị này.
Sau khoảng Thời gian để Suy nghĩ ấy, hãy giúp trẻ đưa ra hành vi
thay thế. Bạn có thể bình tĩnh hỏi trẻ “Con đã nghĩ ra cách nào để
mang lại hạnh phúc chưa? Thay vì đánh em như thế, con nghĩ mình
có thể làm gì?”, hoặc “Con có nghĩ ra được cách cư xử khác không?”.
Hãy nhận xét tích cực về những hành vi mới của trẻ. Khi một đứa trẻ
2 tuổi có thể hiểu và chịu thay đổi, thì đó là điều đáng được khen
ngợi. Bạn có thể khen tặng trẻ bằng một cái ôm hoặc một nụ cười
cảm kích.
Giao tiếp Hiệu quả – các bước giải quyết xung đột
Thật tốt nếu cha mẹ dành thời gian và tạo điều kiện cho con trẻ
đang xích mích, xung đột với nhau được dịp giãi bày sự việc. Cách làm