phù hợp với từng mối quan hệ của bé như là: “Cháu không thích khi
bác làm điều đó với cháu”.
Hoạt động: Cô tập cho các bé viết từ “HÒA BÌNH”. Hãy tập cho
bé viết chữ in hoa lên giấy màu và trang trí chữ bằng những hình
hoa hoặc theo ý thích của bé. Đối với những bé nhỏ tuổi hơn, cô hãy
cho bé tô màu chữ H hoặc nguyên từ “HÒA BÌNH” (đã được viết
sẵn).
Những lưu ý dành cho cô trước khi dạy bài 12 Ứng dụng
phương pháp giải quyết xung đột vào thực tế
Nếu cô thấy bé này đẩy bé khác, thì hãy bảo bé bị đẩy nói một
cách cương quyết, nhưng ôn tồn với bạn mình những gì bé không
thích. Ví dụ: “Mình không thích khi bạn xô đẩy mình như vậy. Cánh
tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau.”
Nếu cô tập cho bé sử dụng câu nói này ở những bài trước và
khuyến khích bé nói, thì bé có thể tự mình nói được một cách dễ
dàng. Theo nguyên tắc, khi trẻ phát huy được kỹ năng giao tiếp
thích hợp, thì xung đột giữa trẻ sẽ giảm đi.
Đối với những mối xung đột nghiêm trọng hơn, cô hãy yêu cầu
cả hai ngồi xuống (ví dụ: hai bé A và B). Sau đó cô hãy theo các
bước sau:
Bước 1: Hỏi bé A xem bé cảm thấy thế nào trong khi bé B ngồi
nghe. Rồi cô yêu cầu bé B nhắc lại lời của bé A bằng câu hỏi:
“Bạn con nói gì vậy?”. Sau đó cô cũng hỏi y như vậy với bé B: “Còn
con cảm thấy thế nào?” và yêu cầu bé A nhắc lại lời của bé B.