NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 47

Bước 2: Cô hỏi bé A xem bé muốn bé B không làm gì và lại để bé
B nhắc lại, sau đó hỏi bé B câu hỏi này và để bé A nhắc lại (Con
muốn bạn không làm gì?).

Bước 3: Sau đó hỏi bé A nói những gì mà bé thích bé B làm và để
bé B nhắc lại. Hỏi câu hỏi này lại với bé B và để bé A nhắc lại
(Con muốn bạn làm gì?).

Bước 4: Cô hãy hỏi xem các bé có thể làm được điều bạn mình
muốn trong một khoảng thời gian nhất định không. Cô hãy đưa
ra thời gian đủ để các bé có thể thực hiện tốt. Đối với những bé
nhỏ hơn, cô có thể hỏi: “Con có thể làm được điều này trong khi
chơi với những hình khối kia không?”
hay “Các con có thể làm
điều này cho đến giờ nghỉ giải lao không?
”.

Bước 5: Khen ngợi khi các bé đã làm hòa với nhau.

Trong các đối thoại trên, điều quan trọng là cô khuyến khích

các bé trực tiếp nói với nhau và nhắc lại lời của nhau. Khi bé nói ra
được cảm xúc của mình, thì sự bức xúc của bé sẽ tự động dịu lại và
nhất là khi bạn nhắc lại sự bức xúc của bé với sự lắng nghe của cô.
Tuyệt đối người đóng vai trò giảng hòa không được đứng ở vị trí
“quan tòa”. Nhận xét, chỉ trích, giảng đạo hay phán xét đều là thành
tố góp phần làm giảm hiệu quả của quá trình trên. Trong khi mục
đích của quá trình này là để các bé học được kỹ năng giao tiếp và tự
đưa ra giải pháp cho mình.

Các bước giải quyết xung đột

Cô hỏi một trong hai bé (bé A & B). Cô yêu cầu bé kia lắng nghe

khi bạn mình nói để nhắc lại lời của bạn, sau đó đổi lại.

Cô giáo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.