Đưa trẻ vào đời bằng giá trị sống
Ngày nay, trẻ tập trung quá nhiều vào việc học cách để làm
(doing), chuẩn bị cho mưu sinh trong tương lai. Nhưng bên cạnh
những kỹ năng sống vốn rất quan trọng ấy, trẻ cũng cần biết
nên sống (being) ra sao. Có nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước
nhiều tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với
mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản
thân một cách tích cực, lành mạnh.
Nếu trẻ không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc
thì dù được học nhiều kỹ năng, trẻ cũng không biết cách sử dụng
hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ đó, trẻ sẽ không
biết cách tôn trọng bản thân và người khác.
Có nền tảng giá trị sống, trẻ sẽ không bị lôi cuốn bởi những giá
trị vật chất trong việc định hình mục đích sống. Giá trị sống giúp
chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất.
Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ. Vì đến độ tuổi này trẻ đã
hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu
sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm
giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ
môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò
chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tranh ảnh treo trong
phòng... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.
Nhiều phụ huynh cũng tỏ vẻ ngần ngại rằng con họ còn quá
nhỏ thì làm sao biết về giá trị sống. Tuy trẻ chưa thể diễn đạt
bằng ngôn ngữ những gì mình cảm nhận được, nhưng chắc chắn
người lớn sẽ ngạc nhiên trước hiểu biết và cảm nghiệm của chúng về