bênh vực ông. Tôi không muốn hỏi ông nhiều hơn, vì mỗi người cách mạng
đều có bí mật riêng của họ".
Và ông Lô-dơ-bai đưa vụ án ông Nguyễn ra trước pháp viện tối cao.
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, toàn án tối cao phải
xét xử bản án chính trị. Vì vậy lần xét xử này có tính cách đặc biệt.
Phiên họp thứ nhất là một dịp cho ông Nguyễn được tạm thời rời xà lim
trong mấy tiếng đồng hồ.
Theo ông Nguyễn, khi ở tù, chỉ hé cửa xà lim là đã thấy dễ chịu rồi.
Buổi xét xử công khai. Nhưng ngoài toà án đều có lệnh giới nghiêm vì
sợ ông Nguyễn trốn. Công chúng ít người được vào xem. Trong phòng họp,
nhân viên trong toà án nhiều hơn công chúng, trên cao có chánh án, phó
chánh án và một số võ quan. Ở giữa có một cái bàn rất lớn, luật sư đại diện
chính phủ buộc tội và tuỳ tùng của ông này ngồi một bên.
Bên kia là những luật sư cãi hộ cho ông Nguyễn.
Quan toà và thầy kiện đều mặc áo đen và mang tóc giả, bị cáo đứng sau
vành móng ngựa, phải leo ba bốn bậc mới lên đến chỗ đứng, thấp hơn ghế
của các thẩm phán, nhưng cao hơn bàn luật sư. Chung quanh có song sắt
bao bọc và cảnh sát gác. Bên phải và bên trái là những viên quan văn, quan
võ, và những phóng viên của báo chí Anh đến dự. Trước mặt họ là những
người đến xem.
Trên bàn thẩm phán và luật sư, có những chồng sách cao to tướng, thỉnh
thoảng họ lại giở ra xem để dẫn chứng.
Trong số những người này, chỉ có bốn người được nói: chánh án, phó
chánh án, đại diện chính phủ và một luật sư cãi hộ cho ông Nguyễn. Những
người khác, trong đó có luật sư chính bênh vực cho ông Nguyễn là ông Lô-
dơ-bai và cả ông Nguyễn, cũng không được nói gì hết trong suốt phiên toà
này và cả những phiên toà sau. Khi họ có gì muốn nói với nhau, họ phải
viết vào mảnh giấy.
Hai người nói nhiều nhất, to nhất và đôi khi tranh cãi kịch liệt, đấy là
biện lý buộc tội và luật sư cãi hộ cho ông Nguyễn. Lần thứ nhất, phiên toà