ngày tiểu thuyết được hoàn thành.
Những ngã tư và những cột đèn có thể là một tiểu thuyết về chiến
tranh, như lời thông báo của anh nhà văn không tên, ở trang đầu cuốn sách?
Những tình bạn, những tình yêu, đã đi qua chiến tranh, đi qua hòa bình, rồi
lại rơi vào chiến tranh, có còn nguyên vẹn? Và những tính cách, thói quen
con người, có thể nào không thay đổi cùng hoàn cảnh? Không một cảnh
chiến tranh, nhưng hai chữ chiến tranh đi vào tiểu thuyết ngay từ trang một
và trôi theo nhật ký, như một ám ảnh, cho đến trang cuối cùng. Chiến tranh
do vậy, tồn tại như một bè đệm. Để “con người TOÀN PHẦN và CỤ THỂ
vẫn tiếp tục trong chiến tranh. Và mạnh hơn chtến tranh”, Trần Dần kể như
vậy, về Những ngã tư và những cột đèn, trong nhật ký 1989.
Nhưng bản thảo lần thứ hai còn mang thêm một bè đệm khác, cả anh
ngụy binh cũ tên Dưỡng, cả anh nhà văn không tên, đều chia nhau cùng một
suy tư, về hiện tại, về quá khứ. Họ xử sự với thời gian cùng một cách.
Dưỡng tính thời gian theo lối của riêng anh: để gọi tên mùa thu là mùa
đông, để ngày tiếp quản tháng Mười trở thành mồng một Tết. Anh nhà văn
đi tìm những định nghĩa về thời gian, luôn luôn nhầm lẫn giữa tuần lễ bảy
ngày và Chủ nhật. Thời gian của toàn bộ tiểu thuyết di chuyển liên tục, từ
11 năm trước, đến 11 năm sau, rồi lại về 11 năm trước, vậy thì đâu sẽ là
hiện tại thực? Dường như những nghi vấn của họ với thời gian, thực chất để
đòi những câu hỏi khác về trách nhiệm của người đang sống, đối với hiện
tại, và quá khứ.
Trong một trang nhật ký 1989 Trần Dần viết: “Người ta nói nhiều, đến
bố cục, chủ đề, í đồ không rõ… Xong người ta bàng hoàng và bảo: in cái
này hơn Người người lớp lớp. Vâng, đúng là xa lạ. Tôi tuyên ngôn: tào lao -
xông xênh - bàng hoàng. Vô hình, nhưng rõ rệt. Hiện hữu vô hình ấy, là một
thực thể. Bàng hoàng ở đó. Bàng hoàng ở những ngã tư. Ai chẳng luôn gặp,
những ngã tư. Để rẽ đường nào?” Rồi ở một trang khác, ông lại quay về
Những ngã tư và những cột đèn: “Đời lắm ngã tư? Rẽ một ngã tư là trách