Bản sắc là hành trang
Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến
vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan
biến vào thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để hơn 80 triệu người không bị hòa lẫn và
biến mất trong hơn 6000 triệu người? Làm thế nào để chúng ta vẫn được
nhận biết trong một thế giới dẹt, trong một làng toàn cầu? Câu trả lời cho
thời kỳ hội nhập là bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của
cộng đồng chúng ta. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng
ngàn đời bất diệt.
Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì
làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới. Đó
trước hết là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi
các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những thành tựu văn hóa của chúng
ta. Là trống đồng, là tượng chùa Tây Phương, là kho tàng dân ca, kho tàng
văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều, là hệ thống giá trị của
chúng ta trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong
phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình…
Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lexus
với cây Ô liu. Chiếc xe Lexus đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hóa.
Cây Ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hóa
đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn
mực về kỹ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về
đầu tư… tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều
thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là
một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lexus và cây Ô liu