Kiểm toán đặt ở đâu?
Đồng tiền liền khúc ruột. Đây là lời dặn dò anh minh mà cha ông để
lại liên quan đến chuyện tiền nong. Ngày xưa, tiền thường được làm
bằng đồng có hình tròn đục lỗ ở giữa. Các đồng tiền được xâu lại
với nhau thành chuỗi như những chiếc dồi chó và lận vào lưng quần
để cất giữ. Đúng là không thể phân biệt đâu là tiền, đâu là ruột (và...
một vài thứ khác). Tuy nhiên, đồng tiền liền khúc ruột là điều rất khó
thực hiện đối với tiền ngân sách. Đơn giản là vì các chủ thể có
quyền tiêu tiền không có “ruột”, không có mối quan hệ “mồ hôi, nước
mắt” với đồng tiền ngân sách. Để khắc phục tình trạng “nước lã, tiền
chùa” này,
nhiều thiết chế đã được lập ra, trong đó có kiểm toán.
Cũng giống như OTK, ISO..., kiểm toán là thứ do người nước ngoài
nghĩ ra. Ở xứ người, nó được hiểu là sự kiểm tra sổ sách, chứng từ
liên quan đến việc chi tiêu tài chính. Nghĩa là chuyện tiêu tiền xảy ra
trước, việc kiểm toán tiến hành sau. Kiểm toán được thực hiện
nhằm hai mục đích: một là, xem việc chi tiêu có hợp pháp không; hai
là, xem việc chi tiêu có hiệu quả không. Trên cơ sở đó, hình thành
nên hai loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính (financial audit) và
kiểm toán hoạt động (performance audit). Vấn đề đặt ra là kiểm toán
cần cho ai?
Hiện nay, ngân sách còn được nhiều người gọi là tiền của Nhà
nước. Cũng giống như việc khẳng định Mặt trời quay xung quanh
Trái đất, đây là một sự nhầm lẫn. Trong chế độ quân chủ, ngân sách
là tiền của vua. Trong chế độ dân chủ, ngân sách là tiền của dân.
Ngày nay, ở rất nhiều nước, tiền ngân sách còn được gọi là tiền
thuế. Cách gọi giản dị này cho thấy tiền ngân sách được lấy từ đâu