ra và ai là chủ nhân đích thực của chúng. Ở ta, khả năng làm hiển
thị mối quan hệ giữa những người dân với các nguồn thu của ngân
sách còn rất hạn chế. Đây là một khiếm khuyết hơn là một ưu điểm.
Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, nhân dân vẫn là chủ nhân
đích thực của tiền ngân sách. Thậm chí, Nhà nước cũng chỉ là “của
dân” và “do dân” mà thôi.
Nếu ngân sách là tiền của dân, thì kiểm toán việc chi tiêu ngân sách,
trước hết, là cần cho dân. Dân là tất cả chúng ta. Mặc dù, trong
chúng ta, không ít người có hiểu biết về việc chi tiêu ngân sách, đa
số sẽ phải trông cậy vào sự giám sát của cơ quan đại diện cho
mình. Ở nước ta, cơ quan này gọi là Quốc hội. Như vậy, kiểm toán,
thứ hai, là cần cho Quốc hội.
Thực ra, quản lý tiền nong nói chung và tiền ngân sách nói riêng là
rất khó khăn. Cách làm hợp lý nhất là áp dụng nguyên tắc: những
người có quyền quyết định việc tiêu tiền thì không có quyền tiêu tiền;
những người có quyền tiêu tiền thì không có quyền quyết định.
Những người có quyền quyết định thì có quyền giám sát; những
người có quyền tiêu tiền thì phải chịu sự giám sát. Trong mối quan
hệ này, kiểm toán thuộc về cơ quan có quyền giám sát việc tiêu tiền
là điều hợp với lẽ tự nhiên vậy. Thế thì ở ta ai có quyền quyết định
và ai có quyền tiêu tiền? Có lẽ, Quốc hội có quyền quyết định và
Chính phủ có quyền tiêu tiền.
Từ những lý lẽ nêu trên, Kiểm toán Nhà nước nên thuộc Quốc hội
hay Chính phủ chắc đã khá rõ. Tuy nhiên, “mọi lý thuyết đều là màu
xám”- bạn chớ nên tin vào các lập luận. Hãy tin vào kết quả biểu
quyết của các vị đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, cho dù cơ quan Kiểm toán đặt ở đâu, “Bụt hiện lên bảo” là
điều ít có khả năng xảy ra. Kiểm toán là hàng ngoại nhập. Nó chỉ