số tài sản của họ lên giá đến chóng mặt. Lý do là vì nhiều người tìm
cách mua các tài sản khác để cất giữ thay vì cất giữ tiền. Điều này
làm cho cầu tăng đột biến. Cầu tăng, thì giá tăng. Cứ nhìn vào hiện
tượng vàng tăng giá đột biến trong thời gian vừa qua, chúng ta sẽ
thấy rất rõ cái lôgíc trần trụi nói trên. Mà như vậy thì những người
giàu chỉ càng giàu thêm lên nhờ lạm phát.
Thế nhưng lại có rất nhiều người khác sẽ bị nghèo đi. Đó là gia chủ
của những chiếc rổ loại choai choai và đặc biệt là của những chiếc
rổ bé tí xíu.
Gia chủ của những chiếc rổ bé tí xíu là những người nghèo. Những
người này kiếm được bao nhiêu đồng thì phải bỏ hết bấy nhiêu vào
chiếc rổ của mình. Hậu quả là giá càng lên, thì cái rổ của họ chỉ
càng thêm bé lại. Trong năm vừa qua, vì giá nông sản thực phẩm đã
tăng lên trên dưới 10%, nên nếu đầu năm bạn thấy có 10 củ khoai
lang trong chiếc rổ của họ, thì cuối năm trong đó chỉ còn khoảng củ
mà thôi. Với cái rổ ngày càng ít khoai ấy thì người ta sẽ phải “khéo
ăn thì no” bằng cách nào đây?
Bằng những tác động hết sức tinh vi, lạm phát đã âm thầm phân
phối lại thu nhập quốc dân. Và sự vô liêm sỉ của nó nằm ở chỗ: về
cơ bản, nó lấy đi của vô số những người nghèo để phân phối lại cho
một số người giàu. Với một hệ quả xã hội như vậy, nhiệm vụ chống
lạm phát càng đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Chống lạm phát
không chỉ giúp chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô, mà còn giúp bảo đảm
công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo.