NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 310

Sữa cô gái Hà Lan

Cuối cùng thì mỗi người Việt Nam đều hiểu sữa Cô gái Hà Lan cũng
chỉ là một thứ sữa bò. Hiểu vậy, nhưng chúng ta vẫn hào hứng mua
và hào hứng uống. Đơn giản là tên sản phẩm với sự lập lờ dễ mến
đã khắc sâu vào tâm trí của người tiêu dùng. Sự lập lờ này là hoàn
toàn vô hại đối với những khách hàng “hám của lạ, chê cơm nhà”,
nhưng lại biến sữa Ông Thọ, một sản phẩm cạnh tranh thành một
cái gì đó có vẻ ngô nghê, nực cười. Thực ra, thông điệp mà các nhà
kinh doanh sữa Ông Thọ muốn gửi đến người tiêu dùng cũng khá
tinh tế. Rất tiếc, sự tinh tế này bị Cô gái Hà Lan làm hỏng.

Trên đây là một ví dụ về cuộc chơi mới mà các doanh nghiệp Việt
Nam đang phải tham gia. Bạn sẽ thấy làm ra sản phẩm là một việc,
nhưng quảng bá cho sản phẩm của mình lại là một việc hoàn toàn
khác. Và bạn có thể đổ xuống sông, xuống biển mọi cố gắng của
mình bằng cách đặt cho sản phẩm một cái tên mà mới nghe khách
hàng đã thấy nản. Tiếp thị, quảng bá tên thương mại, thương hiệu
và tên sản phẩm là một lĩnh vực rất mới mẻ đối với nhiều doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là phần tinh tế và quan trọng
hàng đầu của hoạt động kinh doanh trong môi trường hội nhập và
cạnh tranh toàn cầu.

Trong một vài năm gần đây, cũng giống mỹ phẩm Hàn Quốc, thuật
ngữ “thương hiệu” rất được ưa dùng. Mỹ phẩm Hàn Quốc tạo ra
không ít sự ngộ nhận, thuật ngữ “thương hiệu” thì tạo ra khá nhiều
sự hiểu nhầm. Thực ra, thương hiệu chỉ là biểu tượng của một
doanh nghiệp. Nó giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm của
doanh nghiệp đó. Thương hiệu tự thân hoàn toàn trung tính. Danh
tiếng của doanh nghiệp mới là yếu tố xác định thái độ của người tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.