Năm 1986, giá trị của Công ty MicrosoĞ là 86 tỷ USD. Thế nhưng
toàn bộ những tài sản có thể thấy được và sờ được (còn gọi là tài
sản hữu hình, bao gồm bất động sản, máy móc, thiết bị...) chỉ chiếm
1 tỷ USD. Phần khổng lồ 85 tỷ USD còn lại là giá trị của những tài
sản không thấy và không sờ được. Những tài sản vô hình của Công
ty MicrosoĞ có nhiều. Xin lấy một thứ tài sản vô hình là bản quyền
(copyright) của phần mềm hệ điều hành Windows làm ví dụ. Bất cứ
một người sử dụng máy tính cá nhân nào đều phải mua bản quyền
cho việc sử dụng hệ điều hành này. Cứ mỗi ngày, có hàng trăm
ngàn người mua máy tính cá nhân và trả tiền cho MicrosoĞ, bất
luận họ sống ở nơi đâu trên trái đất này. Suối tiền tuôn chảy không
ngừng do bản quyền phần mềm Windows đưa lại đã góp phần biến
ông chủ Bill Gates của MicrosoĞ thành người giàu có nhất hành
tinh. Cứ nghĩ mà xem, về khả năng làm giàu cho ông chủ, con gà
biết đẻ trứng vàng trong các truyện cổ tích thật sự chỉ là một thứ
“chân chỉ hạt bột” so với tài sản vô hình này.
Như vậy, đối với Công ty MicrosoĞ, toàn bộ sự anh minh nằm ở việc
khai thác và quản trị các tài sản vô hình, hơn là số tài sản hữu hình
vừa ít ỏi vừa không thể tạo ra siêu lợi nhuận.
Công ty MicrosoĞ có thể là trường hợp quá đặc biệt đối với thực
tiễn còn rất “quá độ” của Việt Nam ta. Vậy thì, xin lấy một vài ví dụ
khác về tài sản vô hình có tỷ lệ “nội địa hóa” 100% để phân tích.
Ví dụ thứ nhất, sự nổi tiếng là một tài sản. Cát xê cho ca sĩ trẻ nổi
tiếng thường cao đến mức làm cho không ít người cảm thấy tấm
tức. Rõ ràng, so với mức thù lao dành cho các nghệ sĩ ưu tú, thậm
chí cả cho các nghệ sĩ nhân dân, sự ưu ái này có vẻ không được
phải đạo cho lắm. Nhưng chúng ta biết làm gì được nếu như sự
đánh giá của các hội đồng quốc gia và của công chúng (đặc biệt là