• Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa;
• Quyền kinh doanh (franchise), giấy phép (license), hợp đồng;
• Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên
cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;
• Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là “tương tự” nếu nó
tạo ra giá trị không phải nhờ vào các “thuộc tính vật chất”, mà nhờ
vào “nội dung trí tuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó”.
Một số nhà nghiên cứu thì chia tài sản vô hình thành tài sản trí tuệ
và tài sản tri thức. Theo Richard Hall và Roger Bohn, có bốn loại tài
sản trí tuệ chính là: thương hiệu, sáng chế, bản quyền, kiểu dáng
công nghiệp đã đăng ký. Tài sản tri thức bao gồm: danh tiếng, các
mạng lưới tổ chức và nhân sự, kiến thức và kinh nghiệm của đội
ngũ nhân viên có kỹ năng.
Các tài sản vô hình có nghĩa đối với một nền kinh tế thị trường bắt
buộc phải là loại tài sản chuyển giao được về mặt thương mại.
Thách thức của việc làm giàu bằng “không khí”
Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm
1998, từ 50-90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị
các tài sản vô hình. Như vậy, việc quản trị các tài sản hữu hình chỉ
tạo ra từ 10-50% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi
nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một thực tế khách quan.
Nếu trong những năm 70 tương quan giữa giá trị sổ sách (căn cứ
vào bảng cân đối tài sản) và giá trị thị trường (căn cứ vào giá cổ
phiếu) của một công ty là 1/1, thì hiện nay tương quan đó là 1/6. Xã