NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 361

người dân là không thể thiếu để lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thật sự
trở thành lễ hội.

PV: Người dân tham gia? Theo cách nào, anh có thể nói rõ hơn?

NSD: Đừng bao cấp. Hãy bảo đảm sự dự phần của người dân trong việc tổ
chức lễ hội. Hãy phát huy “xã hội dân sự” để kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Từng người dân, từng nhóm cộng đồng sẽ có những sáng
kiến của mình để kỷ niệm ngày đại lễ. Hội sưu tầm đồ cổ có thể triển lãm
hiện vật của Thăng Long cổ chẳng hạn. Hội chơi hoa có thể triển lãm hoa.
Hội những người chơi tranh sẽ triển lãm tranh về Hà Nội... Rồi các làng,
các cụm dân cư sẽ có những điệu múa hát cổ để mang ra “khoe sắc”. Nhà
nước chỉ cần tạo điều kiện cho họ được phát huy sáng kiến của mình. Đừng
bắt người dân phải xin phép, phải thưa bẩm quá nhiều. 1000 năm Thăng
Long là ngày hội của toàn dân Hà Nội, hãy để cho tất cả mọi người có cơ
hội tham gia sáng tạo ra ngày hội đó, chứ không chỉ chiêm ngưỡng ngày hội
đó.

PV: Nếu đẩy cờ sang tay dân, vai trò của nhà nước khi đó sẽ như thế nào?
Còn chưa đến 1000 ngày, phải bắt đầu ngay để không cập rập?

NSD: Đây không hẳn là việc “đẩy cờ”, Nhà nước có việc của Nhà nước,
người dân có việc của người dân. Việc của Nhà nước hiện nay là kêu gọi,
thôi thúc người dân tham gia vào việc tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long. Điều này giúp Nhà nước không chỉ là bảo đảm sự dự phần của người
dân, mà còn hiểu biết về việc hàng triệu người dân đang thực sự mong đợi
điều gì từ ngày đại lễ.

Chúng ta có rất nhiều tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội
sinh viên, Hội chơi cây cảnh… Tại sao các tổ chức này lại không thể có
sáng kiến của mình liên quan đến ngày đại lễ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.