Trả lời phỏng vấn Tuần báo Sinh
viên Việt Nam
Về nỗi cô đơn của những người trẻ tuổi, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến
sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện và Nghiên
cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội.
PV: Thưa tiến sĩ, dưới con mắt của một nhà khoa học, ông giải thích thế nào
về xu hướng con người ngày càng cô đơn trong đời sống hiện đại, đặc biệt
là lớp trẻ?
NSD: Thực ra, cô đơn có tự ngày xửa, ngày xưa. Thiên hướng trầm cảm
nhiều khi nằm sâu âm u trong cấu trúc của gen người. Cách đây không lâu,
sau khi giải mã xong toàn bộ hệ thống gen người, nhiều nhà khoa học đã lạc
quan tuyên bố là đã đọc được “cuốn sách cuộc sống”. Thực tế không phải
như vậy. Đến nay, về cơ bản, chúng ta đều là những người “mù chữ” khi
nhìn vào cuốn sách đó. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã tìm hiểu được cơ
chế hoạt động của một số gen, trong đó có gen gây bệnh trầm cảm. Trong
trường hợp như vậy, cô đơn, trầm cảm là rủi ro của số mệnh, chứ chưa hẳn
đã là hậu quả của cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, cũng có thể nêu ra một số nguyên nhân vì sao con người dễ cô
đơn hơn trong xã hội của chúng ta:
Một là, trước đây đời sống vất chất quá khó khăn. Những đòi hỏi chính
đáng, nhưng thường “thô bạo” của dạ dày đã lấn lướt tiếng lòng nỉ non của
con tim. Ngày nay, khi những nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, con người
có điều kiện hơn để quan tâm đến phần hồn của mình. Mà phần hồn của con
người thì phức tạp hơn phần xác nhiều. Và chúng ta ngày càng hiểu ra rằng,