NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 65

Nước

Nước là một thực thể trong thiên nhiên và là một vấn đề trong các thành
phố của chúng ta. Bản chất của vấn đề này như sau: nước lúc thiếu, lúc thừa
- thiếu lúc ở trong nhà và thừa lúc ở ngoài đường.

Cứ mưa xuống, lại thương lời một bài hát quen thuộc: “em đến thăm anh
một chiều mưa”. Chẳng ai nỡ trách em, nhưng ít nhất, đây cũng là một việc
làm không đúng lúc: em sẽ phải đối mặt với rủi ro của việc “quên đường
về”. Sau mỗi chiều mưa, các đường phố đều có thể biến thành sông, thành
suối. Nhớ cho ra đường về thật không dễ. Tìm cho ra cách về - còn gay go
hơn. Để khắc phục tình trạng ngập, lụt chúng ta đã tìm cách nâng cao các
đường phố. Tôn cho đường “cao, cao mãi” là cách chống ngập, lụt dễ thấy
hiện nay. Cách làm này thoạt đầu thấy có lý. Nhưng cứ nghĩ cho kỹ thì
không khỏi băn khoăn. Lý do là: bèo nổi theo nước, nước nổi theo đường.
Đường cứ cao lên mãi thì nước chỉ còn có cách là chảy vào nhà chúng ta mà
thôi. Vậy thì hợp lý hơn là nên làm ngược lại: đào rộng, khơi sâu hệ thống
thoát nước. Đây là việc làm khó khăn hơn, nhưng cơ bản hơn.

Điều đáng phấn khởi về việc thừa nước ở ngoài đường là nó xảy ra không
thường xuyên như việc thiếu nước ở trong nhà.

Dưới thời bao cấp, chúng ta đã từng phải đối mặt với tình trạng: “Ban đêm
cả nhà lo việc nước, ban ngày cả nước lo việc nhà”. Hiện nay, ban ngày
không biết cả nước có còn lo việc nhà nữa không, nhưng ban đêm cả nhà lo
việc nước thì vẫn còn xảy ra ở rất nhiều nơi. Đây là một sự lỗi nhịp với thời
cuộc. Từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, việc bán các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ như thế nào là vấn đề của mọi vấn đề. Và thị
trường, như chiếc đũa thần, đã biến mọi người tiêu dùng thành “thượng đế”
sau một đêm ngủ dậy. Tuy nhiên, bạn chớ nên tin mình là “thượng đế” của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.