trái ngược nhau. Nếu chỉ mong làm giàu bằng mọi giá, thì Phú đã chẳng dại
gì mà công khai đấu tranh với tay thuyền trưởng đội sà lan để rồi cuối cùng
phải chia tay với con tàu, dòng sông để đi bộ đội. Và cũng chẳng dại gì mà
anh cao ngạo, khủng khỉnh không chịu xin chuyển về xí nghiệp lái xe của
Phát khi mọi diều kiện đều đã đến lúc chín muồi. Với anh, mọi thứ vật chất
sẽ chẳng có ý nghĩa gì, một khi nó được tạo ra bởi cách làm ăn bất chính,
xa lạ với đạo đức của con người.
Suốt chặng đường dài từ Đà Nẵng về Hà Nội, Phú lặng lẽ và ủ rũ như
một anh chàng bị cắt sổ gạo. Anh cố quên đi hai ngày trên con tàu Thống
Náât, cố không nghĩ đến Bính, cô gái mà anh đã chót ngộ nhận, trót bị mê
hoặc trong những lúc tâm hồn anh mềm yếu, trống trải. Bính không đáng
để cho anh phải nhớ.
Trở lại nông trường ư? Câu hỏi ấy cứ vang lên trong đầu Phú, lúc da diết
cháy bỏng như một nỗi nhớ, lúc bế tắc như nỗi chán chường thất vọng của
một kẻ cùng đường. Anh nhớ đến Xoan với niềm hối hận chân thành. Anh
tự phỉ nhổ, lên án sự tàn nhẫn và thói bạc tình của mình. Xoan sẽ nghĩ thế
nào khi mình trở lại?
Mang sẵn nỗi ám ảnh ấy trong đầu nên khi vừa đặt chân dến khoảng sân
gạch, nhìn thấy Mến bên giếng nước. Phú nghĩ ngay rằng Mến chính là "sứ
giả" của Xoan phái xuống tìm anh.
- Trời ơi, Mến! Mến xuống tìm tôi đã lâu chưa?
Chiếc dây gầu vụt tuột khỏi tay Mến, gầu nước rơi tùm xuống giếng.
Mặc dù qua câu chuyện với Năm, Mến biết rằng Phú chính là em trai Phát,
nhưng bây giờ, khi đứng trước cô là một Phú bằng xương bằng thịt thì cô
lại như không tin ở mắt mình.
- Anh Phú. Không ngờ lại gặp anh ở đây! - Một lúc lâu sau Mến mới nói
lên lời. Đôi mắt cô dân dấn nước.
- Xoan nhờ Mến xuống tìm tôi phải không? Xoan thế nào rồi? Sao Mến
không rủ Xoan cùng xuống?
Phú hỏi dồn dập, như một người chịu khát quá lâu ngày, nhìn thấy nguồn
nước đã hối hả tìm đến.