trình. Người phụ nữ đó là Augusta Ada Byron.
Augusta Ada Byron sin hănm 1815 tại London. Bà là con gái của thi sĩ nổi
tiếng thế giới George Gordon Noel Byron. Với thiên tài thơ ca, cha bà được
nhiều phụ nữ mến mộ và cuộc sống của cha mẹ bà vì thế không hạnh phúc.
Sau khi bà chào đời được vài tháng, cha bà đi khỏi nhà và không bao giờ
quay lại. Không muốn con gái mình theo truyền thống nhà Byron, mẹ của
Ada đã chủ động hướng bà tới toán học và các môn khoa học tự nhiên. Ada
tỏ ra rất thông minh và đặc biệt giỏi toán. Năm Ada mười tám tuổi, như
một sự sắp đặt của số mệnh bà gặp nhà phát minh Charles Babbage tại nhà
của Somerville, giáo viên dạy toán của bà. Babbage kể với Ada về chiếc
máy tính tự động có khả năng điều khiển được bằng các chỉ lệnh mà ông
đang phát triển khiến Ada lập tức bị cuốn hút và bà đã tìm đến tận phòng
nghiên cứu của Babbage để tìm hiểu về phát minh của ông.
Mùa thu năm 1841 Babbage trình bày kế hoạch phát triển chiếc máy của
mình tại một cuộc hội thảo ở Turin, Italia. Theo Babbage, chiếc máy của
ông sử dụng các bảng mạch điện tử, thực hiện các lệnh trên các bảng mạch
đó và nó cần được con người lập cho các công thức cũng như nhập dữ liệu
khởi đầu. Rất ít người hiểu được những gì ông mô tả.
Năm 1842 một người Italia tên là Luigi Federico Menabrea giới thiệu
những phát minh này của Babbage trong một bài báo in bằng tiếng Pháp.
Ada đã dịch bài báo này sang tiếng Anh và được sự khuyến khích của
Babbage bã đã bổ sung những chú thích của mình vào bản dịch. Bà chú
thích nhiều đến nỗi khiến cho bản dịch có độ dài gấp ba lần bài báo gốc.
Các chú thích của Ada nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa chiếc máy làm
tính đơn thuần của Pascal và chiếc máy biên dịch của Babbage, một chiếc
máy thực hiện lệnh cũng như xử lý dữ liệu một cách tuần tự. Từ điểm này
bà công nhận tầm quan trọng của người sử dụng máy (Ada muốn nói về
công việc mà ngày nay chúng ta gọi là phát triển phần mềm) và chỉ rõ rằng
chương trình lưu sẵn trong máy cần đảm bảo vừa chính xác vừa phù hợp
với mong muốn của người sử dụng.
Những chú thích của bài báo của Menabrea cho thấy rằng Ada không
những hiểu được nguyên lý hoạt động của chiếc máy mà còn đi xa hơn