Nguyễn Bích Lan biên soạn
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Wangari Maathai
(Sinh năm 1940)
NGƯỜI ĐÀN BÀ XANH
Năm 1903, tức là chỉ hai năm sau khi giải Nobel được thành lập, ghi nhận
những đóng góp của phụ nữ cho sự tiến bộ của thế giới. Thế nhưng phụ nữ
châu Phi đã phải đợi tới 100 năm sau mới được chứng kiến người phụ nữ
đầu tiên đại diện cho họ nhận giải thưởng danh giá này. Người phụ nữ đó
chính là Wangari Maathai.
Wangari Maathai sinh ngày 1 tháng Tư năm 1940 tại Nyeri, Kenya. Sau khi
tốt nghiệp trung học bà may mắn có cơ hội đi du học ở Mĩ và Đức. Năm
1964 bà được nhận bằng cử nhân sinh học của trường đại học Benedictine.
Bà học thạc sĩ ở đại học Pittsburgh và sau đó tại đại học Nairobi, bà là
người phụ nữ Đông Phi đầu tiên dành học vị tiến sĩ. Năm 1971 trở thành
giáo sư của trường đại học Nairobi.
Ở đất nước Kenya, Wangari Maathai được gọi bằng cái tên trìu mến
"Người đàn bà xanh". Những người quan tâm đến những hoạt động vì môi
trường của thế giới hẳn còn nhớ vào năm 1977 ở Kenya rộ lên một phong
trào mang tên "Vành đai xanh". Đây là phong trào phi chính phủ do những
người dân đứng ra tổ chức và thực hiện, chủ yếu tập trung vào các hoạt
động bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng bền vững. Wangari
Maathai là người sáng lập ra phong trào này dưới sự bảo trợ của Hội phụ
nữ Kenya. Hưởng ứng phong trào này các phụ nữ nông thôn trên khắp đất
nước tích cực tham gia trồng cây xanh, chống chặt phá rừng, ngăn chặn
tình trạng xói mòn đất. Từ khi phong trào này được triển khai ở Kenya đã
có hơn 30 triệu cây xanh được trồng mới trên khắp đất nước Kenya.
Maathai chủ trương kết hợp hoạt động bảo vệ môi trường với việc phát
triển kinh tế cải thiện đời sống phụ nữ trong những vùng thuộc vành đai
xanh. Hơn 300 nghìn phụ nữ nông thôn Kenya tham gia phong trào này