không chỉ được dự các lớp tập huấn về bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên môi
trường mà còn được tập huấn kiến thức nuôi ong, kiến thức chế biến thức
ăn tiết kiệm nhiên liệu, mô hình phát triển kinh tế du lịch. Những kiến thức
thực tế đó đã tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn Kenya cải thiện đời sống
của họ theo cách bền vững và hợp lí.
Năm 1989 Maathai lãnh đạo những người tham gia phong trào của bà kiên
quyết phản đối việc chính quyền Daniel Arap Moi cho xây dựng cao ốc
thương mại 60 tầng giữa công viên Uhuru. Kết quả là chính phủ buộc phải
huỷ bỏ dự án xây dựng đó. Năm 1991 Maathai cùng các nhà hoạt động môi
trường lại cứu được khu cây xanh Jeevanjee Gardens khỏi nguy cơ bị phá
bỏ để xây dựng một bãi đỗ xe. Năm 1998 tổ chức của Maathai đã đấu tranh
chống lại việc phân chia bất hợp pháp 2000 hecta đất rừng Karura thuộc
khu vực dẫn nước sinh hoạt cho ngoại ô Nairobi.
Hoạt động vì môi trường của Wangari Maathai dường như không thể tách
rời cuộc đấu tranh vì dân chủ ở nước bà. Dưới thời của tổng thống độc tài
Daniel Arap Moi, những hoạt động ấy được coi là nhạy cảm và bà bị xem
như cái gai trong mắt nhà cầm quyền. Đã không ít lần Wangari Maathai
phải trả giá cho lí tưởng của bà. Bà đã bị bắt vào tù mấy lần và bị đánh đập
dã man vì đấu tranh đòi cải cách chính sách bầu cử và chấm dứt nạn tham
nhũng. Trong lần bà bị bắt giam vào năm 1991 nhờ chiến dịch viết thư vận
động của Tổ chức ân xá quốc tế bà mới được thả tự do. Một năm sau bà bị
cảnh sát đánh vì đấu tranh đòi thả những nhà hoạt động môi trường đang bị
giam giữ. Năm 1999 trong khi đang tham gia trồng cây ở rừng Karura bà bị
đánh trọng thương ở đầu. Phải đến khi tổng thống Daniel Arap Moi chấm
dứt 24 năm cầm quyền, những gì Wangari Maathai đã làm mới được chính
phủ Kenya nhìn nhận một cách tích cực.
Wangari được nhận giải Nobel hoà bình vì những đóng góp của bà cho sự
phát triển bền vững, cho dân chủ và hoà bình. Trong lễ trao giải Nobel năm
2004, đại diện hội đồng trao giải đã phát biểu: "Wangari đã dũng cảm đấu
tranh chống lại chế độ áp bức ở Kenya. Hình thức đấu tranh độc đáo của bà
đã hướng sự quan tâm tới tình trạng áp bức ở các quốc gia trên thế giới. Bà
đã cổ vũ nhiều người dũng cảm đấu tranh vì dân chủ, và vì sự tiến bộ của