lẽ đó bà phải hành động để thực hiện nghĩa vụ của bà đối với tổ quốc.
Những gì Edith Cavell thừa nhận đủ để tòa án binh của Đức tuyên bố mức
án nặng nhất đối với bà.
Các nỗ lực ngoại giao đã được thúc đẩy nhằm cứu mạng sống của Edith
Cavell. Đại diện cho nước Mĩ, nước mà vào thời điểm ấy chưa tham chiến,
ông Hugh Gibson quan chức ngoại giao số một của Mỹ ở Brussels, đã
tuyên bố thẳng với chính phủ Đức rằng, việc xử tù Edith Cavell sẽ làm tổn
hại nghiêm trọng mối quan hệ ngoại giao vốn đã chẳng êm đềm giữa Đức
và Mỹ. Viên chức ngoại giao này đã cảnh báo người Đức rằng nếu họ xử tử
Edith Cavell họ sẽ phải đối mặt với sự bất bình trong dân chúng. Hugh
Gibson cùng ông Marquys de Villalobar đại diện chính phủ Tây Ban Nha ở
Brussels, và ông M. de Leval, quan chức ngoại giao người Bỉ đã trực tiếp
đến gặp Baron von der Lancken, đại diện chính trị của nước Đức ở Brussels
và nói chuyện điện thoại với tướng Von Sauberzweig phụ trách quân sự,
nhưng mọi nỗ lực của họ đều không mang lại kết quả. Những viên chỉ huy
người Đức nói, dù thế nào bản án cũng nhất định phải được thi hành.
Edith Cavell không kháng án. Bà bình tĩnh đợi cái chết. Ngày 11 tháng
Mười khi linh mục của nhà tù Gahan đến thăm, bà đã nói: “Tôi muốn
những người bạn của tôi biết rằng tôi sẵn sàng chết cho tổ quốc mình. Tôi
không có gì phải sợ hay phải né tránh. Tôi đã chứng kiến cái chết quá nhiều
rồi, nhiều đến nỗi nó chẳng còn lạ lẫm hay đáng sợ đối với tôi nữa”.
Hai giờ sáng ngày 12 tháng Mười, chỉ chưa đầy mười tiếng, sau khi bản án
tử hình được tuyên bố, tại một địa điểm quân sự mang tên Tir National,
Edith Cavell đã bị xử bắn.
Khi còn sống, Edith Cavell đã cứu sống được nhiều mạng người và cái chết
của bà lại cứu thêm được những mạng sống khác. Sau khi Edith Cavell bị
xử bắn, toàn thế giới dồn lên sự căm giận quân phát xít Đức. Trước sự phản
đối gay gắt cả dư luận, quân đội Đức buộc phải hủy bỏ án xử tử đối với