mơ đó, hai chị em họ đã thỏa thuận với nhau rằng Marie sẽ đi dạy kèm để
kiếm tiến cho Bryon đi Paris trước. Sau khi Bryon tốt nghiệp, có việc làm,
sẽ chu cấp lại cho Marie ăn học. Chính vì thế mà tới tận năm hai tư tuổi
Marie mới có cơ hội bước chân vào cổng trường Sorbonne.
Được học tập tại một trường đại học danh tiếng của một đất nước sản sinh
ra những nhà khoa học hàng đầu thế giới là một niềm vui lớn giúp Marie
vượt qua mọi khó khăn. Mặc dù khi mới vào trường, tiếng Pháp của Marie
chưa được tốt, sau ba năm bà vẫn vượt qua tất cả các kì thi của sinh viên
khoa vật lý và khoa toán với kết quả xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, bà dự
định học lấy bằng sư phạm rồi trở về Ba Lan làm việc. Nhưng duyên phận
giữa bà và Pierre Curie, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tinh thể, đã
giữ bà ở lại Paris mãi mãi.
Marie và Pierre tổ chức đám cưới vào tháng Bảy năm 1895. Sau khi kết
hôn, Marie tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo sư phạm, và với sự
khuyến khích của chồng, bà quyết định theo đuổi học vị tiến sĩ vật lý.
Trong lúc Marie đang tìm đề tài nghiên cứu thì một sự kiện xảy ra đã có
ảnh hưởng quyết định đến sự nghiệp của bà. Lúc bấy giơ Henri Becquerel,
nhà khoa học đang miệt mài với những thí nghiệm về tia X- quang, quan
sát thấy một hiện tượng đáng chú ý liên quan đến phóng xạ. Trong khi đem
chất hỗn hợp urani ra phơi để xem chất phóng xạ này có liên quan gì đến
hiện tượng phát quang hay không, Becquerel đã tình cờ phát hiện ra một
loại phóng xạ mới có thể xuyên qua lá kim loại và làm đen tấm kẽm chụp
ảnh. Ngay hôm sau ông trình bày về phát hiện này tại một cuộc họp của các
nhà khoa học. Nhưng, người ta chỉ im lặng nghe theo phép lịch sự chứ
không thực sự chú ý đến thông tin ông đưa ra.
Marie thì khác. Phát hiện tình cờ của Becquerel đã lập tức thu hút sự quan
tâm của bà.
Bà bắt tay ngay vào nghiên cứu. Chỉ sau một thời gian ngắn bà đã chứng
minh được rằng hiện tượng phóng xạ không phải là kết quả của phản ứng
hóa học mà là thuộc tính của nguyên tử. Đi sâu nghiên cứu quặng uranit,
gốc chính của urani, bà đo được tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với tính
phóng xạ của riêng urani. Marie suy ra rằng, ngoài urani còn có những