NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI - Trang 32

nguyên tố khác có tính phóng xạ cao.
Đánh giá được triển vọng to lớn trong nghiên cứu của Marie, Pierre đã gác
lại công việc nghiên cứu tinh thể của mình để giúp Marie thực hiện các thí
nghiệm. Họ tiến hành các thí nghiệm trong điều kiện cực kỳ khó khăn và
thiếu thốn. Phòng thí nghiệm của họ là một nhà kho tồi tàn, chật hẹp. Vào
mùa đông nhiệt độ trong phòng thí nghiệm thường xuống tới sáu độ. Một
nhà hóa học đã tả lại phòng thí nghiệm ấy như sau: “Trông nó giống như
một cái chuồng ngựa hay một cái hầm chứa khoai tây hơn là một phòng thí
nghiệm”. Khó khăn hơn, hai vợ chồng Curie thường phải thực hiện các thí
nghiệm vào ban đêm bởi ban ngày họ phải đi dạy để kiếm sống.
Cuối cùng những nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng. Cuối tháng
Sáu năm 1898 họ đã tìm ra một chất có tính phóng xạ cao gấp 300 lần tính
phóng xạ của urani. Họ đặt tên cho nguyên tố này là radium. Năm 1903,
cùng với Becquerel, Marie và Pierre Curie được trao giải Nobel vật lý cho
công lao phát hiện ra phóng xạ tự nhiên. Năm 1911, bà vinh dự được nhận
giải Nobel lần thứ hai. Lần này giải Nobel được trao cho những đóng góp
của bà trong việc xác định khối lượng nguyên tử của Radium.
Marie Curie không dừng lại ở việc phát hiện ra chất phóng xạ, bà còn đi
tiên phong trong việc sử dụng chất phóng xạ để điều trị bệnh ung thư. Cùng
với Pierre bà đã tiến hành thí nghiệm phóng xạ trên chính cơ thể mình.
Nhiều lần họ đắp chất phóng xạ lên cánh tay, chấp nhận những vết bỏng để
đi đến kết luận rằng chất phóng xạ có thể tiêu diệt các tế bào trong các khối
u ác tính. Phương pháp này đã được áp dụng trên khắp thế giới từ hơn một
trăm năm nay. Dù không phải trong trường hợp nào nó cũng có thể giúp
bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh nan y và có những trường hợp người bệnh
thậm chí phải gánh chịu những tác dụng phụ ngoài mong muốn, song
không thể phủ nhận một điều rằng: Cho tới nay nó vẫn là một số ít sự lựa
chọn thuộc tầm tay của y học. Và vì vậy, nó làm niềm hy vọng lớn của cả
bệnh nhân và bác sĩ trong cuộc chiến đầy cam go với tử thần.
Marie Curi không chỉ đóng góp cho nền khoa học thế giới những phát hiện
quan trọng, mà còn là người thầy đào tạo nên nhiều nhà khoa học nổi tiếng
trong đó có con gái Irène của bà, người đã được trao giải Nobel vì phát hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.