Bà từng học đại học Somerville ở Oxford, và giành học vị tiến sĩ tại đại học
Cambridge.
Dorothy đã dành tâm huyết và thời gian của bà cho việc nghiên cứu tinh thể
sinh học bằng tia X-quang. Đó là một lĩnh vực khá mới mẻ đòi hỏi sự kết
hợp giữa toán học, vật lý và hóa học. Mặc dù lúc bấy giờ các nghiên cứu
của các nhà khoa học như Max von Laue, William Henry Bragg, and
William Lawrence Bragg đã cho thấy tia X-quang có thể giúp ích trong
nghiên cứu tinh thể, nhiều người vẫn tin rằng những dự án mà Dorothy
định thực hiện là không khả thi. Bằng cách chiếu tia X-quang lên tinh thể
để lưu lại trên phim những điểm nhiễu xạ do sự giao thoa giữa các nguyên
tử của tinh thể gây ra, rồi sử dụng các phép toán để tính khoảng cách và vị
trí của các điểm xác định, từ đó tìm ra cấu trúc phân tử của tinh thể
Dorothy đã đưa những nghiên cứu tinh thể đi đến những kết quả mà giới
khoa học trông đợi.
Bắt đầu bằng nghiên cứu về cấu trúc của pepsin, một ezim có trong tuyến
nước bọt, Dorothy đã lần lượt giải mã thành công cấu trúc của cholesterol,
lactoglobulin, ferritin, cấu trúc của virus gây bệnh khảm thuốc lá. Năm
1946 bà đã công bố cấu trúc phức tạp của thuốc kháng sinh penicillin.
Mười năm sau bà lại giải mã thành công cấu trúc của B12. Năm 1969 nhờ
có nghiên cứu của bà mà insulin không còn là một chất khiến các nhà khoa
học đau đầu.
Khó có thể nói đóng góp nào của Dorothy quan trọng hơn đóng góp nào.
Nếu như việc làm sáng tỏ cấu trúc B12 đã mang lại cho bà giải Nobel hóa
học bởi B12 là loại vitamin tối cần thiết giúp ngăn ngừa các bệnh thiếu máu
ác tính, thì thành công trong việc phát hiện cấu trúc của penicillin lại mở ra
cho các hãng dược phẩm khả năng sản xuất penicillin bán nhân tạo giúp
giải quyết tình hình khan hiếm thuốc kháng sinh thời bấy giờ. Còn việc tìm
ra cấu trúc ba chiều của insulin, nội tiết tố không thể thiếu trong quá trình
chuyển hóa đường của cơ thể, đã góp phần duy trì cuộc sống của hàng chục