đó của phụ nữ. Đáng chú ý là những diễn giải về thần thoại của bà đối với
vai trò này. Bà chỉ ra rằng những thần thoại về người mẹ, về tổ quốc, thiên
nhiên v.v… trói buộc phụ nữ vào cách hình mẫu lý tưởng bất khả thi bằng
cách chối bỏ cá nhân và vị thế của mọi loại phụ nữ. Hình mẫu lý tưởng này
tạo ra sự kì vọng không tưởng bởi nhiều biểu hiện của thần thoại về phụ nữ
cho thấy sự mâu thuẫn. Chẳng hạn lịch sự cho thấy có bao nhiêu đại diện
cho hình ảnh người mẹ là thần hộ mệnh được kính trọng thì cũng có bấy
nhiêu hình ảnh người mẹ được miêu tả như những kẻ báo hiệu cái chết. Vì
thế những người mẹ vừa được yêu lại vừa bị ghét. Có thể thấy sự mâu
thuẫn này ở tất cả các thần thoại về phụ nữ và như vậy khiến cho phụ nữ
mang gánh nặng và trách nhiệm về sự tồn tại. Xét đến vấn đề sinh học và
lịch sử, Beauvoir lưu ý rằng phụ nữ có những thiên chức mà nam giới
không hề có như mang thai, nuôi con, có kinh nguyệt, góp phần tạo cho vị
thế của người phụ nữ có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên những biểu hiện sinh
lý này không trực tiếp làm cho phụ nữ có vị thế thấp kém hơn bởi yếu tố
sinh học và lịch sử không đơn thuần là những sự thật thu được từ sự quan
sát không thành kiến mà luôn được cấu thành và giải thích từ một hoàn
cảnh. Kết thúc chương I bà viết: “Chúng ta phải xét các lập luận sinh học
trong ánh sáng của một bối cảnh liên quan đến tâm lý học, xã hội học, bản
thể học, kinh tế học. Sự nô dịch phụ nữ và sự giới hạn sức mạnh đa dạng
của họ là cực kỳ quan trọng; cơ thể của phụ nữ là một trong những yếu tố
tạo nên vị thế của phụ nữ trong thế giới này. Nhưng yếu tố đó không đủ để
định nghĩa phụ nữ là phụ nữ (giới thứ hai). Sinh học không đủ khả năng trả
lời chúng ta câu hỏi đang đặt ra: Tại sao phụ nữ lại là giới thứ hai; nhiệm
vụ của chúng ta là khám phá bản chất của phụ nữ bị ảnh hưởng như thế nào
trong quá trình lịch sử; chúng ta phải tìm ra bằng gì loài người đã tạo ra
phụ nữ”.
Từ những luận giải trên, Beauvoir chủ ý phá bỏ luận bản chất cho rằng đàn
bà sinh ra đã là “đàn bà” (là phái yếu) chứ không phải trở thành như vậy
qua quá trình vận động của xã hội. Bà dẫn ra quá trình giáo dục mà người
phụ nữ nhận được từ khi còn bé cho tới khi bắt đầu trải nghiệm đời sống