tình dục và ở mỗi giai đoạn bà đều chứng minh được rằng, phụ nữ bằng sự
chấp nhận vai trò bị động trước những nhu cầu chủ động và chủ quan của
đàn ông đã buộc phải từ bỏ đòi hỏi đối với tính siêu nghiệm (sự vượt trội)
và tính chủ quan đích thực như thế nào.
Qua lý luận của mình, Beauvoir muốn quả quyết rằng: Phụ nữ có khả năng
lựa chọn như nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế của mình
lên. Bà chỉ ra rằng phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tôi của
mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên bằng những hướng đi tự
do, tự hào về bản thân mình trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành
động giống như nam giới. Bà cũng đặt ra những đòi hỏi đối với xã hội
trong mục tiêu hướng tới bình đẳng nam nữ. Theo bà muốn đạt được mục
tiêu đó thì các cấu trúc xã hội như luật pháp, giáo dục, phong tục v.v… cần
phải được điều chỉnh.
Chứa đựng tư tưởng triết học mới mẻ và táo bạo như vậy nên không có gì
khó hiểu khi vào thời điểm cuốn Giới thứ hai được xuất bản lần đầu vào
năm 1947 nó lại vị Vatican liệt vào danh sách những cuốn sách bị cấm. Rõ
ràng những gì Beauvoir luận giải thách thức không ít những quan điểm về
phụ nữ đã tồn tại từ lâu và không thể phủ nhận rằng những tư tưởng của
Beauvoir có đủ sức mạnh khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ và
làm cho những người đàn ông có tư tưởng trọng nam khinh nữ không hài
lòng. Giới thứ hai có ảnh hưởng lớn đến nỗi người ta cho rằng Beauvoir là
mẹ đẻ của phong trào đòi nam nữ bình quyền hậu 1968. Trải qua hơn gần
một thế kỷ, cuốn sách vẫn được coi là một tài liệu cơ bản phục vụ nghiên
cứu về triết học, và về phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, nó có thêm rất nhiều
độc giả là những người phụ nữ đã có vị thế ngang bằng với đàn ông cả ở
trong gia đình và ngoài xã hội.