Không giống như những đứa trẻ Sullivan tiếp xúc ở trường, Helen là một
cô bé vừa bị mù vừa bị điếc. Mới hai mươi tháng tuổi Helen đã bị mắc một
căn bệnh mà bác sĩ thời bấy giờ giải thích là “Tắc dạ dày và não”. Khi cơn
sốt cao qua đi, bố mẹ của Helen phát hiện ra con gái họ không còn nhìn
được, cũng không còn nghe được nữa. Kể từ đó trở đi Helen phải sống với
bóng tối và sự im lặng hoàn toàn.
Một đứa bé học giao tiếp bằng cách nào khi nó không thể người khác nói
để bắt chước, không thể nhìn để đoán biết ý nghĩa của lời nói qua nét mặt,
cử chỉ và điệu bộ của người khác? Làm thế nào để một đứa bé không thể
nghe, không thể nhìn có thể biết được những khái niệm, có thể hình dung
được thế giới xung quanh nó? Cô giáo Sullivan không nghĩ ra được cách
truyền đạt thông tin nào khác ngoài việc dùng các ngón tay. Rồi một lần
trong lúc Helen rửa tay dưới vòi nước cô bé đã hiểu được nước là gì khi cô
Sullivan dùng ngón tay tác động lên lòng bay tay của Helen để biểu tượng
hóa từ “nước”. Lần đầu tiên Helen biết tên thứ cô bé vẫn uống hàng ngày
khi khát, thứ mà cô dùng để tắm rửa, thứ thỉnh thoảng rơi từ trên cao xuống
đầu cô. Helen cảm thấy một nguồn sáng ở đâu đó thôi thúc cô bé kiếm tìm.
Một lần khác cô Sullivan đưa cho Helen một con búp bê do những trẻ em
trường mù Perkin làm. Trong khi Helen chơi với con búp bê cô Sullivan
đánh vần từ doll (búp bê) lên lòng bàn tay của Helen. Helen thich trò chơi
dùng ngón tay này ngay lập tức và đã bắt chước cô giáo rất nhanh. Cô bé đi
tìm mẹ và khoe với mẹ từ mới mà cô học được bằng ngôn ngữ của riêng
mình. Mấy ngày sau, cô bé học được một loạt tên của những đồ vật quen
thuộc như cái trâm, cái mũ, cái chén và biết được những động từ thông
dụng như đi bộ, đứng, ngồi,v.v…
Năm 1890 khi Helen mười tuổi, cô giáo Sullivan đã dạy cho cô biết cách
trao đổi thông tin qua bàn tay. Họ không những thực hiện dược những giao
tiếp thông thường với nhau mà cô Sullivan còn có thể truyền đạt nội dung
của những mẩu chuyện trong những cuốn sách cho Helen. Sau khi cô