chân trong vùng xám xịt, không đủ sức tập trung vào điều “tôi muốn” mà
chính điều này mới có thể định hướng lại ý thức và hành động của ta.
- Đúng vậy đó, Elean nói. Cần phải tìm ra năng lượng để định hướng lại
những suy nghĩ của ta. Anh có thể biết cách lý tưởng để phân tích điều anh
mơ ước, và biến nó thành hiện thực bằng cách hành động... nhưng trước
tiên phải mơ cái đã và điều này thì không ai làm hộ anh được!
- Đúng thế, vậy điều đầu tiên phải quyết định đó là: tôi muốn gì? Đưa ra
một định hướng, dù có thể còn chung chung. Bởi vì một khi ta đã quyết
định mình muốn đi đâu, dự án đó đã bắt đầu trên con đường dần thành hiện
thực. Và nó vẫn còn là một ước mơ... chưa sờ chạm được, vì vậy vẫn còn
dễ uốn nắn.
- Đó chính là lúc để gọt giũa.
- Đúng, anh đã nghĩ đến điều đó: Ta đã phát biểu ước mơ một cách tích
cực chưa, theo từ dùng trong nhiếp ảnh là dương bản ấy? “TÔI... MUỐN...
ĐIỀU NÀY” chứ không phải kiểu âm bản “Tôi KHÔNG muốn cái này / cái
kia (NỮA)”?
- Thì đó, khi anh đi ăn nhà hàng, anh đâu có gọi món theo kiểu: “Tôi
không muốn ăn xà lách đâu... và, hừm... cũng không ăn bít tết... và tráng
miệng thì làm ơn đừng cho tôi ăn kem như lần trước nhé”!!!
- Trời ơi dĩ nhiên không! Nếu ta làm vậy, bồi bàn sẽ hoặc chờ cho đến
khi ta nói rõ ta muốn gì, còn không sẽ ghét quá mang lên luôn cho ta món
cũ.
- Vì thế phải gọi “TÔI... MUỐN... MÓN NÀY”.
- Thế đó. Rồi ta lại cần kiểm tra xem điều ta muốn có phải chỉ phụ thuộc
vào ta hay không. Có nhiều người thiếu trách nhiệm nghiêm trọng... Họ
ước những chuyện mà mình chẳng phải làm gì, như kiểu ước trúng số vậy.
Nhưng xin lỗi nhé, chẳng phải mình bạn ước như thế, trời biết thương ai bỏ
ai! Phải ước cái gì khác đi thôi.
- Chắc anh biết là con người có thể vượt qua một vài giới hạn thông
thường, nhưng cũng không thể phi lý đến nỗi ước rằng người khác phải