thay đổi để ta có thể hạnh phúc tràn trề chứ hả! Phải có trách nhiệm, và tốt
nhất là điều ước của ta nhắm đến việc chính ta đạt tới khả năng hành động.
- Cái đó thì anh hiểu rõ. Còn nữa, có lý lẽ nào cho phép chúng ta nhào
nặn người khác vì lợi ích của mình?
- Rồi nha, Elean giải thích thêm, còn một hiện tượng gọi là “xung đột các
Ý định” xảy ra khi có quá nhiều người cùng mong muốn một điều, chẳng
hạn mong trúng số, khiến khả năng thành công của mỗi người sẽ trở nên rất
mỏng. Một ngày nào đó em sẽ nói lại chuyện này với anh.
- Dù sao thì anh cũng đã hiểu rõ hệ thống rồi. Giờ đây anh thích trở nên
tự lập và tự kiếm sống bằng một nghề mình yêu thích và có giá trị.
Elean cười. Cô có vẻ khá hài lòng về những tiến triển trong hiểu biết của
tôi. Tôi cũng rất hài lòng, phải thú thực!
- Anh có cái đầu trên mây nhưng chân thì vững trên mặt đất. Mơ mộng
và thực tế cùng lúc, đó là điều kiện lý tưởng. Và làm sao anh biết là dự án
của anh có thể thực hiện được thực sự? Trong quy trình của mình, anh đã
nghĩ đến kiểm tra điều này chưa?
- Có, dĩ nhiên, anh sắp nói đến đoạn đó đây. Bước tiếp theo sẽ là kiểm tra
lại sự hợp lý và nhất quán của những gì ta mong muốn. Ví dụ, nếu ta muốn
làm chủ một ngoại ngữ trong hai tiếng đồng hồ, sau khi tìm hiểu đôi chút
thì ta phải thấy ngay là điều này khó thực hiện rồi đó... Ta sẽ hiểu rằng cách
duy nhất để tự làm cho mình thất bại chính là đặt cho mình một giới hạn
thời gian quá ngắn, không thực tế. Dĩ nhiên nếu có một mốc thời gian để
nhắm tới thì ta mới phấn chấn được, nhưng không được quá gần đến mức
phi lý. Người ta thường đánh giá quá cao những gì mình có thể làm được
trong một tháng, nhưng lại đặt mục tiêu quá thấp cho những gì mình có thể
làm được trong sáu tháng hay một năm.
Rồi sau đó, ta phải tìm ra cách nào biết được mình đã thành công hay
chưa. Tự đặt ra những “tiêu chuẩn thành công”. Thật cụ thể, kiểm tra được.
- Anh nói có lý. Chúng ta cần có những dấu chỉ thành công cụ thể và ai
cũng kiểm tra được. Tự tin hơn hay cảm thấy khá hơn là những mục tiêu