-Nói anh tha lỗi, chứ thật tình tôi vẫn chưa hiểu gì cả. ừ thì cứ cho là
Secmenđi sinh không phải ngày mồng 4 tháng 5, mà là mồng 3, không phải
vào hồi 23h30', mà là 23h35' đi. Nhưng biết được như thế để rồi cuối cùng
rút ra cái gì?
-Anh nên nhớ rằng người ta soạn ra được lịch sử vào học cũng chính là
từ những cái chi tiết ấy đấy. 1 người bảo "Mồng 3 tháng 5", người kia bảo
"Không phải, mồng 4 chứ!" Thế là nổ ra tranh cãi. Và người nào viết được
cuốn sách dày hơn và khó hiểu hơn là chứng tỏ người đó uyên bác hơn.
-Tôi không hiểu vậy thì lợi ích thực sự của cuộc tranh cãi ấy là ở chỗ
nào?
-Trời ơi, cái anh này mới thật tối dạ! Anh không biết rằng chính nhờ
những cuộc cãi vã ấy mà nhiều người mới trở thành giáo sư và bác học hay
sao? Đó là cách không tốn mấy công sức mà vẫn có danh vọng, sống êm
thấm mà vẫn được mọi người kính nể. Tên tuổi lại còn được lưu truyền hậu
thế nữa chứ! Nói của đáng tội, chứ ví thử không có họ thì làm sao chúng ta
biết được 1 sự thật như Secmenđi sinh vào ngày nào giờ nào? Hay làm sao
ta hiểu dược nhiều chân lý vĩ đại khác nữa! Cứ gọi là suốt đời ta cứ sống
trong cảnh y mê tăm tối thôi! Loài người ta có tiến bộ được cũng chính là
theo cách đó cả. Nghĩa là có 1 nhà bác học khác lắc đầu phê phán, ý nói
"Không đúng, không đúng". Thế là nổ ra 1 cuộc tranh cãi sôi nổi. Vị thứ 3
bỗng xen vào và bảo "Cả 2 ông đều sai tuốt." Và khoa học cứ thế mà ngày
càng tiến lên mãi.
-Trời ơi, anh nói chí lý quá! Đúng là chỉ cần chịu khó suy nghĩ 1 chút là
hiểu được ngay rằng, nếu không có các nhà bác học thì làm sao chúng ta
phát hiện ra được chân lý. Té ra bấy lâu nay chúng ta vẫn sống trong cảnh u
mê tăm tối mà không biết. Phải rồi, giá không có các nhà bác học thì có lẽ
chúng ta chẳng biết cái cóc khô gì hết. Thậm chí đến nhà thơ Secmenđi sinh
ngày nào có lẽ chúng ta cũng chẳng biết nữa, mà cứ tưởng ông sinh ngày
mồng 4 tháng 5 mất! Đúng là không thể sống mãi trong sự ngu dốt như vậy