Industry.
(1) Việc thành lập chính phủ Minh Trị thường được gọi là Goisshin (Ngự-
nhất- tân), hoặc dựa theo sách cổ của Trung Hoa còn gọi là Ishin (Duy Tân).
Gần đây, danh từ Meiji Ishin (Minh Trị Duy Tân) thường dùng để chỉ quá
trình Nhật Bản trở thành một quốc gia cận đại bắt đầu từ cuối đời
Tokugawa.
(2) Trong Ngục trung thư và Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu có
nhắc đến ông ta qua tên Đại-ôi Trọng-tín.
(3) Số huyện này đến năm 1889 được giảm xuống còn 45 (không kể
Hokkaido và Okinawa) và giữ nguyên như vậy cho đến bây giờ.
(4) Năm 1907 cải thành 6 năm tiểu học, và sau Thế chiến thứ hai cải thành
9 năm, tức là xong trung học.
(5) Phan Bội Châu trong các trước tác của mình thỉnh thoảng có nhắc đến
Fukuzawa qua tên Dụ-cát với tất cả sự kính trọng.
(6) Ngay từ khi mới đến Nhật, Phan Bội Châu có đến thăm trường Keio
Gijuku. Trường Đông-Kinh Nghĩa thục do phong trào Đông du sáng lập ở
Hà Nội dựa trên mẫu hình của trường này.
(7) Hiện nay ở trường Keio vẫn còn tòa nhà nơi Fukuzawa diễn thuyết lần
đầu tiên (và sau đó các buổi diễn thuyết được tổ chức định kỳ), mang tên là
Enzetsukan (Diễn-thuyết-quán).
(8) Kato sau này thiên về xã hội tiến hóa luận (Social Darwinism) và học
thuyết quốc gia thống chế (statism) của Đức.
(9) Sau đó từ này được các học giả Trung Quốc đưa vào tiếng Hán, và
khoảng đầu thế kỷ 20 du nhập vào tiếng Hán Việt.
(1) Dựa theo tên dịch tiếng Nhật Saikoku risshihen (Tây quốc lập-chí-biên)
của cuốn Self-help do Samuel Smiles trước tác.
(2) Sách dịch của Chomin mang tên là Min'yaku yakkai (Dân-ước ước-
giải), xuất bản năm 1882.
(3) Trong hai tự truyện của mình, Phan Bội Châu có nhắc đến sự giúp đỡ
của Khuyển-dưỡng Nghị cho những sinh viên Việt Nam du học ở Nhật lúc
bấy giờ. Khuyển-dưỡng Nghị cũng là người tài trợ cho Cường Để cho đến
khi ông ta bị ám sát năm 1932.